Afleveringen

  • Ngày 09 Tháng Ba,

    HÃY CHỌN ĐÚNG BỐI CẢNH

    ***

    “Trên hết, cần đảm bảo điều này - rằng bạn sẽ không bị gắn chặt vào những mối quan hệ cũ, những người bạn bè mà kéo bạn xuống cùng đẳng cấp với họ. Nếu bạn không thực hiện được, cuộc đời bạn sẽ bị hủy hoại... Bạn cần chọn giữa việc được ưa thích bởi những người bạn đó và vẫn là con người y như cũ, hoặc là trở thành một người tốt hơn và chấp nhận đánh đổi những người bạn này...Nếu cố chọn cả hai, bạn sẽ chẳng có được tiến bộ, cũng như chẳng giữ được những gì bạn từng có.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.2.1; 4–5;

    “Bạn sẽ học được điều tốt từ người tốt, còn nếu giao du với kẻ xấu, bạn sẽ hủy hoại linh hồn mà mình có”

    - MUSONIUS RUFUS, QUOTING THEOGNIS OF MEGARA, LECTURES, 11.53.21–22;

    Jim Rohn có câu nói nổi tiếng, hay được trích dẫn thế này: “Bạn là trung bình của 5 người bạn dành thời gian nhiều nhất.” James Altucher khuyên các nhà văn trẻ, những doanh nhân khởi nghiệp hãy đi tìm “bối cảnh” của mình - một nhóm người tương đương nhau, và thúc đẩy nhau trở nên tốt hơn. Phụ huynh của bạn có thể nhăn mặt khi thấy bạn giao du với bạn xấu: “Hãy nhớ rằng, gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.” Câu châm ngôn sau của Goethe có lẽ sáng tỏ hơn với nhiều người: “Hãy cho ta biết ngươi giao du với kẻ nào, và ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là hạng thế nào.”

    Hãy có ý thức trong việc cân nhắc xem những ai được phép bước vào cuộc đời bạn – không phải theo phong cách thượng đẳng, mà dưới góc nhìn của kẻ đang cố gắng kiến tạo một cuộc sống tốt nhất có thể. Hãy nghĩ về những người bạn gặp gỡ, dành thời gian cùng và tự hỏi: Liệu họ có khiến tôi tốt hơn? Liệu họ có khuyến khích tôi tiến lên phía trước và có yêu cầu tôi giải trình một cách thích đáng những gì mình làm? Hay là họ đang kéo tôi về đẳng cấp của họ? Sau khi nghĩ kỹ câu trả lời, hãy tự hỏi mình câu hỏi quan trọng nhất: Liệu tôi nên dành thêm hay bớt thời gian cho họ?

    Phần thứ hai của trích dẫn nói trên của Goethe nhắc chúng ta về sự mạo hiểm của lựa chọn này. “Nếu ta biết được ngươi dành thời gian thế nào”, Goethe nói tiếp, “vậy ta sẽ biết được thứ gì sẽ xảy đến với ngươi.”

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 08 Tháng Ba,

    ĐỪNG VÔ Ý GIAO ĐI SỰ TỰ DO CỦA MÌNH

    ***

    “Nếu một kẻ khác trao cơ thể của bạn cho một người vãng lai, bạn sẽ tức giận. Nhưng bạn lại tự trao suy nghĩ của mình cho bất kỳ ai bạn gặp, và những người đó có thể hành hạ, mang đến những rối loạn và phiền toái cho bạn – bạn không thấy xấu hổ vì điều đó sao?”

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 28;

    Một cách bản năng, bạn bảo vệ cơ thể vật lý của mình. Chúng ta không để người khác tự tiện động chạm, xô đẩy, chặn đường nơi bạn đi. Còn về tâm trí, bạn lại không có nhiều sự tự quản như vậy. Bạn để tâm trí của mình lượn theo phương tiện truyền thông, mạng xã hội, truyền hình, lượn theo người khác đang làm, nghĩ, nói gì. Vừa ngồi xuống để làm việc thì một lúc sau, bạn đã bắt đầu lướt web. Bạn vừa đoàn tụ với gia đình được vài phút thì bạn lại rút điện thoại ra. Đến một công viên yên bình, thay vì tự nhìn vào nội tâm mình, bạn lại đi phán xét những người đang đi qua.

    Bạn thậm chí còn không biết mình đã, đang làm những hành động đó. Bạn không nhận thức được những hành động đó lãng phí, thiếu hiệu quả, độc hại và khiến bạn mất tập trung. Điều tệ hơn là – không ai khác chịu trách nhiệm cho những điều trên cả, mà là chính bạn.

    Với những người Stoic, điều trên thật đáng ghê tởm. Họ biết rằng thế giới này có thể nắm quyền kiểm soát thân thể này – có thể bạn sẽ bị ném vào tù, hoặc thời tiết hành hạ tấm thân này không thương tiếc. Nhưng còn tâm trí? Tâm trí là của bạn. Bạn phải bảo vệ nó. Làm ơn giữ quyền kiểm soát suy nghĩ và nhận thức của mình, những người Stoic sẽ khuyên bạn như vậy. Đó là tài sản đáng giá nhất của chính bạn.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Zijn er afleveringen die ontbreken?

    Klik hier om de feed te vernieuwen.

  • Ngày 07 Tháng Ba,

    ĐỪNG TIN TƯỞNG CÁC GIÁC QUAN

    ***

    “Heraclitus gọi việc tự dối lừa bản thân là một bệnh tật kinh khủng, và thị lực là một giác quan giả dối.”

    - DIOGENES LAERTIUS, LIVES OF THE EMINENT PHILOSOPHERS, 9.7;

    Khả năng tự nhận thức là năng lực đánh giá bản thân một cách khách quan. Đó là khả năng nghi vấn với trực giác, những khuân mẫu, những giả thuyết của mình. Oiêsis* - tự lừa dối bản thân - quan điểm ngạo mạn và cứng đầu, nó đòi hỏi bạn cứ khư khư ôm lấy quan điểm của mình một cách mù quáng, đến nỗi ngay cả thị giác cũng đánh lừa bạn.

    Điều trên thật đáng báo động. Thậm chí ta còn không tin được chính giác quan của mình?! Chắc chắn, bạn có thể nghĩ theo hướng đó. Hoặc là, bạn có thể nghĩ rằng: vì các giác quan thường có sự sai lệch, vì cảm xúc thường bị kích thích quá đà, vì những tiên đoán thường lạc quan thái quá, vậy nên, ta không nên kết luận quá nhanh về bất cứ thứ gì. Mọi hành động, ta đều có thể đợi thêm một nhịp, để ý thức rõ ràng hơn về mọi thứ đang diễn ra – qua đó ta có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

    *Oiêsis (ottaἴησις): tự phụ, tự lừa dối, ảo tưởng, ý kiến kiêu ngạo hoặc ý niệm.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 06 Tháng Ba,

    ĐỪNG BAO GIỜ ĐI KỂ CHUYỆN CỦA MÌNH

    ***

    “Ở nơi công cộng tránh nói chuyện thường xuyên và quá mức về những thành tựu và những mối nguy hiểm của bạn, cho dù bạn rất thích kể lại những mối nguy hiểm của mình, nhưng nó không hề dễ chịu với người khác khi phải nghe về những vấn đề của bạn”

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 33.14;

    Nhà triết học hiện đại Nassim Taleb đã cảnh báo về sự “ngụy biện tường thuật” - xu hướng lắp ráp các sự kiện không liên quan đến quá khứ thành các câu chuyện. Những câu chuyện này, mặc dù làm hài lòng người nghe, vốn đã trở nên sai lệch. Chúng dẫn tới một cảm giác gắn kết và chắc chắn chúng không hề có thật

    Nếu điều đó quá làm bạn phấn khích, hãy nhớ Epictetus đã chỉ ra, có một lý do khác để không kể những câu chuyện quá khứ của bạn. Nó nhàm chán, khó chịu, và là sự tự thú. Nó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái khi làm chủ cuộc trò chuyện và khiến tất cả đều nói về bạn, nhưng bạn nghĩ nó như thế nào đối với những người khác? Bạn có nghĩ rằng mọi người thực sự thích những diễn biến trong ngày hội bóng đá ở trường cấp ba của bạn không? Đây có thực sự là thời điểm dành cho một câu chuyện phóng đại nào đó về khả năng tình dục của bạn không?

    Bạn hãy cố gắng hết sức để không tạo ra những quả bong bóng tưởng tượng này, hãy sống với thực tế. Lắng nghe và kết nối với mọi người nhưng đừng trình bày với họ.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 05 Tháng Ba,

    CẮT GIẢM NHỮNG CHI PHÍ ĐẮT ĐỎ

    ***

    “Vậy nên, liên quan đến những gì chúng ta theo đuổi, những gì khiến chúng ta nỗ lực một cách mạnh mẽ để đạt được, chúng ta thiếu đi sự cân nhắc này, chẳng có gì hữu ích trong số chúng, hoặc hầu hết đều không hữu ích. Một vài trong số đó là vô dụng, trong khi số khác thì không đáng giá đến như vậy. Nhưng chúng ta không hề nhận ra điều này và xem chúng như là miễn phí, khi chúng khiến ta phải trả giá đắt.”

    - SENECA, MORAL LETTERS, 42.6;

    Trong những bức thư của Seneca, đây chắc chắn là 1 bức thư quan trọng nhất và cũng là ít được hiểu nhất. Ông đã đưa ra một quan điểm chưa từng thấy trong một xã hội của những ngôi nhà ngày càng to lớn hơn và sở hữu tài sản nhiều hơn: đó là một chi phí chìm cho tất cả những gì mà chúng ta tích lũy. Và chúng ta nhận ra điều đó càng sớm thì càng tốt.

    Hãy nhớ rằng: ngay cả những gì bạn nhận được miễn phí cũng có một chi phí, nếu chỉ trong những gì bạn phải trả để tích trữ nó trong những nhà kho và trong tâm trí của bạn. Khi bạn đi qua những khối tài sản của bạn ngày hôm nay, hãy tự hỏi: Tôi có cần cái này không? Nó có thừa không? Những thứ này có cái gì giá trị? Nó là chi phí gì của tôi?

    Bạn có thể ngạc nhiên bởi các câu trả lời và bạn đã tự mình ném đi bao nhiêu tiền mà không hề hay biết.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 04 Tháng Ba,

    NHẬN THỨC LÀ SỰ TỰ DO

    ***

    “Người sống tự do là người mà sống theo những gì họ muốn, không bị ép buộc, không bị ngăn cản, cũng không bị giới hạn, những người mà sự lựa chọn của họ không bị cản trở, những kẻ khao khát thành công và là những ai không rơi vào những gì khước từ họ. Liệu có ai muốn sống trong sự gian dối – vấp ngã, mắc sai lầm. vô kỷ luật, phàn nàn, trong một lối mòn? Chẳng ai muốn cả. Đây chính là những người đó, những người không sống theo những gì họ muốn, và vì thế mà những người này không được tự do.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.1.1–3a;

    Thật buồn khi cân nhắc đến việc mọi người phải dành bao nhiêu thời gian cho một khóa học về những việc “phải” làm trong 1 ngày - không phải là nhiệm vụ cần thiết như công việc hay gia đình, mà là những nhiệm vụ chúng ta không cần thiết phải chấp nhận ngoài sự hư ảo hay thiếu hiểu biết. Hãy xem xét các hành động mà chúng ta thực hiện để gây ấn tượng với người khác hoặc thời gian chúng ta sẽ dùng để thúc đẩy sự thôi thúc hoặc mong muốn mà chúng ta thậm chí chưa từng tự đặt câu hỏi. Trong một trong những bức thư nổi tiếng của mình, Seneca quan sát những người quyền lực thường xuyên làm nô lệ cho đồng tiền của họ tới mức nào, cho vị trí của họ, cho tình nhân của họ, thậm chí là cả pháp luật ở Rome dành cho những người nô lệ. Ông mỉa mai: “Không có chế độ nô lệ nào đáng xấu hổ hơn, là một người tự áp đặt chính họ”.

    Chúng ta thấy chế độ nô lệ này mọi lúc, một người đồng hành không thể giúp ích gì nhưng phải dọn dẹp mớ hỗn độn do kẻ dị hợm nào đó gây ra, một ông chủ quản lý nhân viên soi kĩ từng tý một và vắt kiệt từng xu. Vô số những vấn đề, sự kiện và các cuộc họp mặt mà chúng ta quá bận rộn để tham gia nhưng dù gì vẫn phải đồng ý một cách miễn cưỡng.

    Hãy tự xem lại những nhiệm vụ còn chưa làm của bạn. Xem có bao nhiêu trong số này là tự áp đặt? Có bao nhiêu trong số chúng là thực sự cần thiết? Bạn có tự do như bạn nghĩ không?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 03 Tháng Ba,

    (KHÔNG) HỘI NHẬP

    ***

    “Có những thứ không được đi cùng với nhau. Bạn phải là một con người thống nhất, hoặc tốt hoặc xấu. Bạn phải siêng năng làm việc, hoặc là chỉ theo lý lẽ của riêng mình, hoặc là với những thứ ngoài tầm kiểm soát. Chỉ nên đặc biệt quan tâm đến những gì bên trong chứ không phải những thứ bên ngoài. Hay nói cách khác là: theo đuổi sự minh triết, hoặc mù quáng với đám đông.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.15.13;

    Con người rất phức tạp. Chúng ta có nhiều mặt xung đột trong ham muốn, khát khao và nỗi sợ hãi. Thế giới bên ngoài cũng không kém phần rắc rối và mâu thuẫn. Nếu chúng ta không cẩn thận, những ngoại lực mạnh mẽ này sẽ khiến ta chao đảo, và cuối cùng sẽ phân tách chúng ta ra. Dù sao đi nữa, chúng ta không thể sống hai mặt như Jekyll and Hyde được.

    Chúng ta có một lựa chọn: hoặc là tìm kiếm sự minh triết và hết sức tập trung vào bản thân, hoặc là cư xử như một thủ lĩnh của đám đông ngu muội, trở thành bất cứ điều gì đám đông cần tại một thời điểm nhất định.

    Nếu chúng ta không tập trung vào việc tự nhận thức và liên hợp với bản thân, ta sẽ rất dễ dàng bị đồng hóa và bị dắt mũi như những bầy cừu.

    * Jekyll and Hyde ( Nguyên tác:Strange Case of Dr. Jekyll and Mr. Hyde): cụm từ "Jekyll & Hyde" đã được sử dụng để nói về một người có tính cách và đạo đức rất khác nhau trong nhiều trường hợp, mà tiếng Việt thường hay gọi là "đừng trông mặt mà bắt hình dong", "nhìn vây nhưng không phải vậy".- ND

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 02 Tháng Ba,

    TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA BẢN THÂN

    ***

    “Tự lượng sức mình là điều quan trọng hơn cả, bởi vì, con người thường hay ảo tưởng sức mạnh”

    - SENECA, ON TRANQUILITY OF MIND, 5.2;

    Nhiều người không muốn đánh giá chính xác trình độ của bản thân. Có lẽ họ sợ việc tự soi xét sẽ làm suy giảm niềm tin về năng lực của chính họ. Theo châm ngôn của Goethe, “ảo tưởng sức mạnh” là thất bại khủng khiếp của mỗi cá nhân. Nếu bạn không thực sự xem xét điểm yếu của mình, làm sao bạn có thể tự nhận thức được bản thân?

    Đừng sợ việc tự đánh giá năng lực vì sự lo lắng phải thú nhận với bản thân điều gì đó. Vế sau của châm ngôn Goethe cũng rất quan trọng. Ông chỉ ra rằng “tự đánh giá thấp bản thân” cũng gây tổn hại không kém so với “ảo tưởng sức mạnh”. Có phải đôi khi ta cũng ngạc nhiên về khả năng vượt qua nghịch cảnh mà ta nghĩ mình không thể đối phó? Cái cách mà ta có thể gạt bỏ đi nỗi đau mất mát người ta thương yêu và quan tâm đến người khác dù chúng ta luôn nghĩ rằng chúng ta sẽ vô cùng suy sụp nếu có chuyện gì xảy ra với bố mẹ hoặc anh chị em của chúng ta. Hay cái cách mà chúng ta có thể vươn lên trong một tình huống căng thẳng hoặc tạo ra sự thay đổi lớn cho cuộc sống.

    Tự đánh giá thấp khả năng của mình cũng nguy hiểm không kém sự ảo tưởng về năng lực bản thân. Hãy trau dồi khả năng đánh giá một cách chính xác và trung thực bản thân. Hãy suy xét chính mình để nhận ra năng lực của bản thân và cách mở khóa tiềm năng đó.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • “Một điều quan trọng để bắt đầu tìm hiểu về triết học đó là: sự nhận thức rõ ràng về nguyên tắc hành động của bản thân.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 1.26.15;

    Triết học thật đáng sợ. Chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu về triết học như thế nào? Đọc sách? Nghe giảng? Hay tiết chế sự hưởng thụ vật chất của bản thân?

    Những cách trên đều không phải. Epictetus cho rằng một người trở thành triết gia khi họ bắt đầu đi tìm lẽ sống của mình, khi họ trở nên ngờ vực về những cảm xúc, niềm tin hay ngôn ngữ mà người khác xem là điều hiển nhiên. Người ta cho rằng một con vật có sự tự nhận thức khi nó có thể hoàn toàn nhận ra chính nó trong gương. Có lẽ hành trình với triết học bắt đầu khi chúng ta nhận thức được khả năng đào sâu phân tích tâm trí của chính mình.

    Bạn có thể bắt đầu từ ngày hôm nay chứ? Khi làm thế, bạn sẽ thấy rằng từ đó bạn mới thực sự sống, mới thực sự tận hưởng cuộc đời. Hãy đồng hành cùng Socrates - hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 29 Tháng Hai,

    BẠN KHÔNG THỂ LUÔN CÓ CÁI BẠN MUỐN

    ***

    “Khi những đứa trẻ đút tay vào một cái hũ mứt nhỏ hẹp, chúng không thể bỏ tay ra ngoài và bắt đầu khóc. Bảo chúng ‘Bỏ bớt một vài thứ và bạn sẽ rút được tay ra!’ Kiềm chế ham muốn của bạn - đừng đặt trái tim của bạn vào rất nhiều thứ và bạn sẽ nhận được những gì bạn cần”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.9.22;

    “Chúng ta có thể có tất cả” là một câu thần chú trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Công việc, gia đình, mục đích, thành công, thời gian giải trí - chúng tôi muốn tất cả những thứ này, cùng một lúc (ngay bây giờ, để thúc đẩy).

    Ở Hy Lạp, giảng đường là một trung tâm giải trí nơi sinh viên chiêm ngưỡng những điều cao hơn (điều tốt, đúng và đẹp) với mục đích sống một cuộc sống tốt hơn. Đó là về ưu tiên, về việc đặt câu hỏi về các ưu tiên của thế giới bên ngoài. Ngày hôm nay, chúng ta đã quá bận rộn để có được mọi thứ, giống như những đứa trẻ đưa tay chăm chăm đút vào hũ mứt nhỏ hẹp, là quá nhiều để tự đặt nghi vấn.

    “Đừng đặt trái tim bạn ở quá nhiều điều”. Epictetus nói. Tập trung. Ưu tiên. Tập cho tâm trí bạn câu hỏi: “Mình có cần thứ này không? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không có được nó? Mình có thể làm mà không có nó không?”

    Những câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp bạn thoải mái, giúp bạn loại bỏ những thứ không cần thiết làm bạn bận rộn - quá bận rộn để cân bằng hoặc hạnh phúc.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 23 Tháng Hai,

    NGHỊCH CẢNH KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CẢM XÚC CỦA CHÚNG TA

    ***

    “Bạn không nên để hoàn cảnh kích động cơn giận của bạn, vì chúng không quan tâm đến cảm xúc của bạn đâu.”

    - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 7.38;

    Phần lớn cuốn sách Meditations của Marcus Aurelius là những câu trích dẫn ngắn và những đoạn văn của các cây viết khác. Thực ra là do Marcus không muốn cố tạo ra một tác phẩm nguyên gốc - mà thay vào đó là ông ấy chỉ đang luyện tập, tự nhắc bản thân mình rằng đây kia vẫn còn nhiều bài học quan trọng, và đôi khi những bài học này là những thứ ông ấy đã từng đọc trước đây.

    Trích dẫn trên kia khá là đặc biệt vì nó có nguồn gốc từ một vở kịch của Euripides, vở kịch này ngoài việc có khá nhiều những trích dẫn lẻ tẻ ra thì nó đã bị thất lạc. Những gì chúng ta biết được về vở kịch này là: Bellerophon - người anh hùng, bắt đầu đặt nghi vấn về sự tồn tại của các vị thần. Nhưng trong một đoạn, anh ấy nói: Tại sao lại phiền lòng về những nguyên nhân và thế lực to lớn hơn chúng ta nhiều lần vậy? Tại sao chúng ta lại buồn lòng về chuyện đó? Cuối cùng thì, những sự kiện ngoại cảnh này đâu có phải là những thứ có lòng thương cảm - chúng không thể hồi đáp lại những tiếng thét và lời than khóc của chúng ta - và những vị thần vô tâm cũng vậy thôi.

    Đó là những gì ông Marcus đã cố gắng nhắn nhủ với bản thân: Hoàn cảnh không thể quan tâm đến cảm xúc, đến nỗi lo âu hay sự phấn khích của bạn đâu. Hoàn cảnh không quan tâm đến phản ứng của bạn. Hoàn cảnh không phải là con người. Vì vậy đừng có làm như là tức giận hay phấn khích sẽ thay đổi được tình hình. Tình hình cũng không quan tâm đâu.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 28 Tháng Hai,

    KHI BẠN MẤT KIỂM SOÁT

    ***

    “Linh hồn giống như một bát nước, và những ấn tượng của chúng ta với thế giới ngoài kia giống như tia sáng rơi trên mặt nước. Khi nước gặp khó khăn, có vẻ như chính ánh sáng cũng di chuyển cùng theo, nhưng thực ra ánh sáng không di chuyển. Vì vậy, khi một người mất bình tĩnh, đó không phải là kỹ năng và phẩm hạnh của họ đang có vấn đề, mà là tinh thần của họ và khi tinh thần đó bình tĩnh lại, hãy giải quyết những điều đó.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 3.3.20–22;

    Bạn gặp một chút rắc rối. Hoặc có thể bạn gặp rất nhiều rắc rối. 

    Thì sao? Điều đó không làm thay đổi triết lý mà bạn biết. Nó không phải là sự lựa chọn hợp lý của bạn đã bỏ rơi bạn vĩnh viễn. Mà là, chính bạn, người đang tạm thời từ bỏ nó. 

    Hãy nhớ rằng các công cụ và mục tiêu đào tạo của chúng ta không bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của bạn thời điểm này. Hãy dừng lại. Lấy lại bình tĩnh. Nó vẫn đang chờ bạn.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 27 Tháng Hai,

    NUÔI DƯỠNG LÃNH ĐẠM Ở NƠI NGƯỜI KHÁC NUÔI DƯỠNG ĐAM MÊ

    ***

    "Trong tất thảy mọi điều, một số là tốt, một số là xấu, và những cái còn lại là lãnh đạm. Cái tốt là những phẩm hạnh và tất cả những gì chia sẻ trong chúng; cái xấu là tật xấu và tất cả những thứ làm cho chúng say mê; sự lãnh đạm nằm giữa phẩm hạnh với tật xấu và bao gồm sự giàu có, sức khỏe, sự sống, cái chết, niềm vui và cả nỗi đau."

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 2.19.12b–13;

    Hãy tưởng tượng sức mạnh kỳ diệu mà bạn có trong cuộc sống và các mối quan hệ khi mà những điều gây rắc rối gây ra cho tất cả mọi người như – gầy như vậy được không, họ có bao nhiêu tiền, họ còn sống được bao lâu, họ sẽ chết như thế nào – đã không còn quan trọng nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu, trong khi người khác thì buồn bã, đố kỵ, kích động, chiếm hữu hoặc tham lam, còn bạn thì khách quan, bình tĩnh và sáng suốt? Bạn có thể hình dung được điều đó không? Tưởng tượng xem, với điều đó, bạn sẽ làm được những gì cho những mối quan hệ của bạn tại nơi làm việc, hoặc cho tình yêu của bạn, hoặc cho những người bạn của bạn.

    Seneca là một người cực kỳ giàu có, thậm chí nổi tiếng nữa - nhưng ông là một người khắc kỷ. Ông có rất nhiều vật chất, tuy nhiên, như là một người Khắc Kỷ, ông ta cũng lãnh đạm với vật chất. Ông cũng thích thú chúng trong một khoảng thời gian, nhưng ông cũng chấp nhận rằng, rồi một ngày nào đó chúng sẽ biến mất. Đó là một thái độ tốt hơn so với tuyệt vọng ham muốn có nhiều hơn hoặc sợ hãi mất mát dù chỉ một xu. Lãnh đạm là điều vững chắc nằm ở giữa.

    Đừng hiểm lầm đó là sự né tránh hay trốn tránh, mà là không đưa ra khả năng nào có nhiều quyền lực hoặc ưu tiên hơn, điều này là phù hợp. Đây không phải là điều dễ dàng thực hiện, chắc chắn, nhưng nếu bạn có thể làm được việc này, bạn sẽ thoải mái hơn nhiều.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 26 Tháng Hai,

    CHO RIÊNG BẢN THÂN MÌNH

    ***

    "Người khác đã làm sai với tôi? Hãy để anh ta tự thấy điều đó. Anh ta có khuynh hướng của riêng mình, và những vấn đề riêng của anh ta. Những gì tôi có bây giờ là những gì bản chất chung đã muốn, và những gì tôi nỗ lực để hoàn thành bây giờ là những gì bản chất của tôi muốn."

    - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 5.25;

    Đôi khi, Abraham Lincoln nổi giận với một cấp dưới, một vị tướng của mình, thậm chí một người bạn. Thay vì trực tiếp chỉ ra lý do từ người đó, Lincoln đã viết một lá thư dài, chỉ rõ tại sao họ sai và những gì Lincoln muốn họ biết. Sau đó Lincoln gấp lá thư lại, đặt nó vào trong ngăn bàn, và không bao giờ gửi nó đi. Rất nhiều lá thư trong số đó chỉ tồn tại một cách tình cờ. Lincoln biết, cũng như các cựu hoàng của thành Rome biết rằng những gì trong lá thư sẽ dễ dàng bị phản ứng ngược trở lại. Thật hấp dẫn để cho họ biết một phần suy nghĩ của bạn.

    Nhưng hầu hết bạn luôn kết thúc việc đó với sự hối tiếc. Bạn hầu như luôn mong ước rằng bạn đã không gửi lá thư đó đi. Hãy nghĩ về lần cuối cùng lá thư bay ra khỏi tay cầm của bạn. Kết quả là gì? Có lợi ích gì không?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • "Giữ một danh sách trong đầu bạn trước những người bị đốt cháy bởi sự tức giận và phẫn nộ về một điều gì đó, thậm chí nổi tiếng nhất về thành công, bất hạnh, hành động xấu xa hoặc bất kỳ sự phân biệt đặc biệt nào khác. Sau đó hỏi chính bản thân mình, làm thế nào để tập luyện? Khói và bụi, những thứ đơn giản của câu chuyện thần thoại đang cố gắng để trở thành huyền thoại thực sự..."

    - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 12.27;

    Trong các tác phẩm của Marcus Aurelius, ông liên tục chỉ ra tại sao các vị hoàng đế xuất hiện trước ông hầu như không được nhớ đến dù chỉ vài năm sau đó. Đối với ông, điều này nhắc nhở rằng dù cho các vị hoàng đế có chinh phục được nhiều đến đâu, dù cho các vị hoàng đế có áp đặt ý chí của mình lên toàn thế giới nhiều đến đâu đi chăng nữa, nó cũng giống như việc xây một lâu đài cát vậy - sẽ sớm bị xóa sạch bởi những cơn gió theo thời gian.

    Điều tương tự cũng xảy ra với những người bị đẩy lên cao bởi sự ghét bỏ, tức giận, nỗi ám ảnh hay cầu toàn. Marcus thích chỉ ra rằng Alexander Đại Đế - một trong những người đàn ông chủ động và tham vọng nhất từng sống - đã bị chôn vùi cùng khu đất với người đánh xe lừa(con lừa) của mình. Cuối cùng, tất cả chúng ta rồi cũng sẽ trở về với cát bụi và dần trở nên bị lãng quên. Chúng ta nên tận hưởng khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta còn ở trên trái đất này - không biến thành nô lệ cho những cảm xúc khiến chúng ta đau khổ và bất mãn.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • "Giữ trong suy nghĩ của bản thân rằng sự tổn hại không phải là một ai đó mang nó đến và văng một cú đánh làm tổn hại bạn, đúng hơn sự tổn hại này đến từ niềm tin của chính bạn về sự lạm dụng. Khi một ai đó xung quanh làm bạn trở nên giận dữ, hãy nhớ rằng chính ý kiến riêng của bạn thúc đẩy sự giận dữ. Trong lúc này, phản ứng đầu tiên của bạn là không để sự tổn hại cuốn bạn đi bởi những ấn tượng xấu, bạn sẽ dễ dàng làm chủ bản thân hơn nếu có khoảng cách và thời."

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 20;

    Chủ nghĩa Khắc kỷ nhắc nhở chúng ta rằng không có sự kiện đã xảy ra nào là tốt hay xấu cả. Khi một tỉ phú mất 1 triệu đô-la trong cái thị trường đầy biến động này, nó khác với việc tôi và bạn mất 1 triệu đô-la. Việc bạn bị nhận lời chỉ trích từ kẻ thù tồi tệ nhất có khác biệt nhiều so với những lời nói cay nghiệt của người bạn đời hay không? Nếu một ai đó gửi cho bạn một bức thư mang đầy sự giận dữ trong đó nhưng bạn chưa bao giờ nhìn thấy nó, liệu sự tổn thương có thực sự xảy ra? Nói cách khác, những tình huống này đòi hỏi bạn phải tham gia vào bối cảnh và ngay khi đó sự phân loại của bạn về tình huống sẽ trở nên "xấu".

    Phản ứng của bạn quyết định liệu sự tổn thương có xảy ra hay không. Nếu bạn cảm thấy bạn đã làm sai và trở nên giận dữ, thì đó chính là cách mà sự tổn thương xuất hiện. Nếu bạn lên tiếng vì bạn cảm thấy bị đối đầu, thì tự nhiên một cuộc đối đầu sẽ xảy ra.

    Nhưng nếu bạn kiểm soát bản thân mình, bạn sẽ là người quyết định xem nên dán nhãn một thứ gì đó tốt hay xấu. Trong thực tế, nếu cùng một sự kiện xảy ra ở những thời điểm khác nhau trong cuộc đời, bạn cũng có nhiều phản ứng khác nhau. Vậy tại sao chúng ta không chọn cách không áp dụng những nhãn dán này? Tại sao không chọn cách không phản ứng với nó?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 22 Tháng Hai,

    CÓ NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN NÓI RA
    ***
    “Cato luyện tập những bài phát biểu trước công chúng, những bài phát biểu có thể làm lay động đám đông, những bài phát biểu cho rằng những triết lý chính trị phù hợp nên được quan tâm như các thành phố lớn của một nước, để duy trì tình trạng thời chiến. Nhưng ông không bao giờ luyện tập những bài phát biểu này trước mặt người khác và cũng chưa từng có ai được nghe ông tập nói những bài này. Khi biết có người đổ lỗi cho sự im lặng của mình, ông đáp: ‘Họ lẽ ra không nên đổ lỗi cho tôi. Tôi chỉ nói khi tôi chắc chắn rằng những gì tôi nói không phải là những thứ không nên nói ra.’”

    - PLUTARCH, CATO THE YOUNGER, 4;

    Làm thì dễ - chỉ cần bắt tay vào làm. Cái khó là ở chỗ dừng lại, tạm ngưng lại để suy nghĩ: Không, tôi không chắc là tôi cần làm chuyện đó lúc này. Tôi không chắc mình đã sẵn sàng. Khi ông Cato tham gia chính trường, nhiều người kỳ vọng những hành động ghê gớm và trực diện từ ông - những bài phát biểu khuấy đảo, những lời lên án hùng hồn, những phân tích tinh tường. Ông nhận thức được rõ những áp lực này - những áp lực luôn đè lên vai mỗi người trong chúng ta, dù ở bất kì thời đại nào và ông đã chống lại nó. Thoả mãn đám đông (và thoả mãn cái tôi của bản thân chúng ta) thì không có gì khó cả.

    Nhưng Cato đã chờ đợi, và chuẩn bị. Ông phân tích từng suy nghĩ của mình, để chắc chắn rằng ông không phản ứng một cách cảm tính, vị kỉ, vô tâm hoặc thiếu chín chắn. Khi ông phát ngôn - là khi mà ông tự tin rằng ngôn từ của mình đáng để người đối diện phải lắng nghe.

    Để làm được điều này, cần phải có sự nhận thức. Chúng ta cần phải ngưng một chút và đánh giá bản thân mình một cách chân thực nhất có thể. Bạn làm được chứ?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 13 Tháng Hai,

    SỰ THỎA MÃN CÓ THỂ TRỞ THÀNH SỰ TRỪNG PHẠT
    ***
    “Bất cứ khi nào bạn có ấn tượng về một niềm thỏa mãn nào đó, như với bất kỳ ấn tượng nào khác, hãy tự bảo vệ mình khỏi bị nó cuốn mình đi, để nó chờ đợi hành động của bạn, cho bạn một khoảng lặng. Sau đó, hãy nhớ đến hai thời điểm, thời điểm đầu tiên khi bạn tận hưởng niềm vui và lúc sau đó khi bạn hối hận và ghét chính mình. Rồi so sánh nó với những niềm vui và sự hài lòng mà bạn cảm nhận được khi bỏ qua nó hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu có một thời gian thích hợp để hành động, thì đừng vượt qua sự thoải mái, dễ chịu và quyến rũ. Càng chống lại tất cả những điều này bao nhiêu, ý thức chinh phục nó sẽ tốt hơn bấy nhiêu.”

    - EPICTETUS, ENCHIRIDION, 34;

    Tự kiểm soát bản thân là một điều khó khăn, không cần thắc mắc. Đó là lý do tại sao một mẹo phổ biến từ chế độ ăn kiêng có thể hữu ích. Một số chế độ ăn kiêng cho phép một ngày “ăn gian” - một ngày mỗi tuần, trong đó những người ăn kiêng có thể ăn bất cứ thứ gì và mọi thứ họ muốn. Thật vậy, họ được khuyến khích viết một danh sách trong tuần về tất cả các loại thực phẩm họ thèm để họ có thể thưởng thức tất cả chúng cùng một lúc (thử nghĩ rằng nếu bạn ăn uống lành mạnh chỉ cần sáu trong bảy ngày, bạn vẫn là người đi trước).

    Lúc đầu, điều này nghe có vẻ như là một giấc mơ, nhưng bất cứ ai đã thực sự làm điều này đều biết sự thật rằng: mỗi ngày gian lận là bạn đang dần mang bệnh và tự căm ghét chính mình sau đó. Chẳng mấy chốc, bạn đã sẵn sàng từ bỏ hẳn việc gian lận. Bởi vì bạn không cần đến nó, và bạn chắc chắn là không muốn nó. Nó chẳng khác nào việc một phụ huynh bắt quả tang được con mình đang hút thuốc lá và ép nó phải hút cả gói.

    Nó rất quan trọng để kết nối cái gọi là cám dỗ với các hiệu ứng thực tế của nó. Một khi bạn hiểu rằng sự nuông chiều thực sự có thể tồi tệ hơn việc chống lại cám dỗ, sự thôi thúc bắt đầu mất đi sự hấp dẫn của nó. Theo cách này, tự kiểm soát trở thành niềm vui thực sự, và sự cám dỗ trở thành sự hối tiếc.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 21 Tháng Hai,

    ĐỪNG ƯỚC, ĐỪNG MONG

    ***

    “Hãy nhớ rằng không chỉ ham muốn tiền tài và địa vị làm suy yếu và nô dịch chúng ta, mà cả những ham muốn yên bình, nhàn hạ, du lịch và học hỏi. Bất kể thứ ngoại cảnh đó là gì đi nữa, những giá trị mà chúng ta dành cho nó sẽ khuất phục ta. Nơi bạn đặt trái tim chính là nơi mà trở ngại sẽ hiện diện.”

    - EPICTETUS, DISCOURSES, 4.4.1–2;

    Vậy Epictetus có ý muốn nói rằng muốn yên bình, nhàn hạ, du lịch và học hỏi là những điều xấu, phải không? Ơn trời, không phải vậy đâu. Nhưng những ham muốn mãnh liệt này - kể cả bản thân nó không xấu - cũng vẫn ẩn chứa những biến chứng tiềm tàng. Những điều ta ham muốn chính là những điều khiến chúng ta trở nên mong manh và dễ bị tổn thương. Dù cho đó là mong muốn có cợ hội được đi du lịch vòng quanh thế giới, hay là được làm tổng thống trong 5 phút yên bình và kín đáo, thì khi chúng ta dành quá nhiều mong muốn cho một điều gì đó, chúng ta đặt niềm tin vào những hy vọng mong manh, và rồi thất vọng là không thể tránh khỏi. Bởi vì có bàn tay của số phận nhúng vào, chúng ta càng dễ dàng đánh mất bản thân như một cách để đáp lại.

    Theo Diogenes, một nhà triết học hoài nghi, từng nói, “Đặc quyền của Chúa, là ông ấy không có bất cứ ham muốn gì, và đặc quyền của những người tiệm cận với thần thánh, là ham muốn rất ít.”

    Có ít ham muốn khiến một người trở nên bất bại - vì khi đó chẳng có gì nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn cả. Điều này không chỉ đúng cho những ham muốn mà người ta vốn hay coi thường như giàu có hay danh tiếng - những kiểu cuồng vọng mà ta thường thấy trong các vở kịch và truyện ngụ ngôn kinh điển. Ánh đèn xanh mà Gatsby luôn nỗ lực để đạt được, có thể đại diện cho những thứ tươi đẹp như tình yêu hay một mục đích cao cả nào đó (Trong cuốn The Great Gatsby - Người dịch). Nhưng những thứ tươi đẹp như vậy cũng có thể huỷ hoại một người hoàn toàn.

    Khi cân nhắc những mục tiêu mà bạn đang nỗ lực vì chúng, hãy hỏi chính mình: Tôi có đang kiểm soát chúng, hay chúng kiểm soát tôi?

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây

  • Ngày 20 Tháng Hai,

    SỰ PHÔ TRƯƠNG MẠNH MẼ CỦA HAM MUỐN

    ***

    “Những tên cướp, những kẻ biến thái, những kẻ giết người và những bạo chúa - là tấm gương để bạn xem xét những thứ chúng gọi là thú vui!”

    - MARCUS AURELIUS, MEDITATIONS, 6.34;

    Đánh giá người khác chưa bao giờ là tốt, nhưng đáng để bỏ ra một giây xem xét làm thế nào một cuộc sống lại chỉ được dành để tận hưởng những thú vui. Nhà văn Anne Lamott đùa trong cuốn Bird by Bird: “Có bao giờ bạn tự hỏi Chúa nghĩ gì về tiền? Chỉ cần nhìn vào những người mà ông ấy đưa tiền cho.” Điều tương tự với những thú vui. Nhìn vào những kẻ độc tài và hậu cung của hắn đầy những kẻ tình nhân mưu mô, xảo quyệt. Nhìn xem bữa tiệc của một ngôi sao trẻ chuyển sang chìm đắm trong ma túy một cách nhanh chóng như thế nào và kéo theo sự nghiệp bị đình trệ.

    Tự hỏi bản thân: Điều đó có thực sự xứng đáng? Đó có thực sự là niềm vui?

    Hãy lưu tâm đến điều đó khi bạn khao khát một thứ gì hoặc suy ngẫm về việc nuông chiều một thói xấu “vô hại”.

    ---------------------

    # Góp ý về chất lượng Podcast nếu bạn không hài lòng tại đây

    # Đọc thêm nhiều bài viết về Phát triển bản thân tại đây

    # Tham gia nhóm Phát triển bản thân của mCoaching tại đây

    # Mời mCoaching team một ly cà phê tại đây