Afleveringen

  • Bạn có bao giờ thắc mắc: “Nếu một món đồ vật bị vứt đi thì số phận của nó sẽ đi về đâu?”

    Để tìm hiểu về hành trình của những đồ vật đó hay chúng ta vẫn thường gọi là rác thải, một nhóm kỹ sư đến từ Mỹ đã thực hiện một dự án ghi lại đường đi của rác thải. Bằng việc cài vào mỗi đồ vật bị bỏ đi một chiếc chip, họ có thể xem lại hành trình những nơi món đồ ấy đi qua: Liệu chúng được tái chế và hồi sinh không? Hay chúng sẽ được một người nào đó tiếp tục sử dụng? Hoặc vòng đời của chúng sẽ kết thúc khi đang lênh đênh trên biển lớn?

    Tập 23 “Thị trường rác” sẽ mang tới cho các thính giả câu chuyện về phân loại và tái chế rác – một nền công nghiệp đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ tại quốc gia châu Âu. Vậy điều gì đã khiến ngành công nghiệp tái chế có nhiều tác động lớn về mặt kinh tế với lợi nhuận kiếm được có thể lên tới hàng tỷ dollar? Công nghiệp tái chế và thị trường rác chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Câu chuyện của chúng tôi cũng đem tới những thông tin bổ ích và thú vị về quy trình xử lý phế liệu của nền công nghiệp tái chế tại các nước phát triển, đồng thời giúp các bạn thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp tái chế với việc bảo vệ môi trường.

    “Cần nhìn nhận ngành tài chế như một ngành kinh doanh. Và từ đó nhận ra được những vấn đề ngành này đang phải đối mặt.” Bạn nghĩ sao về quan điểm này của Tom – chủ của một doanh nghiệp tái chế nhỏ tại Seattle và sự chuyển dịch kinh tế có thể quyết định điều gì sẽ xảy ra với những thứ bên trong những thùng tái chế của chúng ta không?

    Kịch bản và giọng kể: Doãn Thị Thùy Linh, Trần Thùy Linh, Nguyễn Hương Khánh Ly (QH2016E32). Phát triển từ Podcast số 613: Trash! (www.npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: wonderopolis.org

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Không khí là lượng chất khí luôn bao quanh chúng ta, cũng là một yếu tố quyết định sự sống của con người cũng như toàn bộ sinh vật sống trên trái đất. Bạn có tin rằng không khí cũng sẽ quyết định được sự tồn tại và phát triển của một nhà hàng không?

    Thị trường không khí là cách gọi cho việc mua bán bất động sản nhưng không theo cách thức giao dịch bất động sản thông thường chúng ta từng biết biết. Khi bạn mua một tòa nhà 50 tầng tại New York, bạn không chỉ mua tòa nhà 50 tầng ấy mà còn phải mua cả khoảng không phía trên (tương ứng với 40 tầng không khí). Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng khoảng không đó, bạn hoàn toàn có thể bán khoảng không đó cho người khác. Việc sở hữu hoặc cho thuê đất đai, nhà cửa bao gồm quyền sử dụng và phát triển không gian trên đất mà không có sự can thiệp của người khác.

    Câu chuyện về sự phục hồi và phát triển của nhà hàng Katz's Delicatessen, cửa hàng đồ ăn Do Thái lâu đời nhất của Mỹ, từ một cửa hàng đồ ăn truyền thống gặp nhiều khó khăn vì chi phí đầu tư tại thành phố New York đắt đỏ thành một thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới, sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cách thức thị trường không khí hoạt động và sự thông minh của Jake Dell trong việc bán không khí.

    Kịch bản và giọng kể: Phạm Minh Tâm, Vũ Xuân Sơn, Quyên (QH2016E32). Phát triển từ Podcast The Indicator: The Market For Air (www.npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: streeteasy.com 

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Zijn er afleveringen die ontbreken?

    Klik hier om de feed te vernieuwen.

  • Bảo hiểm nông nghiệp là nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Đối tượng của loại bảo hiểm này là các rủi ro phát sinh trong nông nghiệp và đời sống nông thôn bao gồm các rủi ro gắn liền với cây trồng, vật nuôi, vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu nhà xưởng và thiên tai.

    Tập 21 của Radio Toàn Cầu Hóa với chủ đề “Bảo hiểm nông nghiệp” mang tới câu chuyện về anh nông dân trồng táo giỏi nhất tại Lesotho, một đất nước được bao bọc bởi Nam Phi. Anh ấy mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực chăn nuôi gia súc và không muốn đầu tư thêm vào việc trồng táo. Tại sao lại như vậy? Người nông dân không tập trung trồng trọt những thứ họ giỏi nhất bởi họ lo ngại những rủi ro lớn và thường xuyên xảy ra trong nông nghiệp (đặc biệt là rủi ro từ khí hậu, thiên tai)- đây là vấn đề của nhiều quốc gia trên thế giới. Hai nhà kinh tế học Chris Udry và Dean Karlan đã có những nghiên cứu và nỗ lực hỗ trợ người nghèo trên khắp thế giới. Họ mang tới giải pháp nào để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp? Bảo hiểm mùa vụ đã ra đời như thế nào và hành trình họ giới thiệu loại hình bảo hiểm này tới những người nông dân gặp những khó khăn gì? Ở phần cuối của tập Podcast, chúng tôi sẽ định vị vấn đề này tại Việt Nam – một quốc gia nông nghiệp, ngành nông nghiệp chiếm đến hơn 20% GDP và là vùng đất của nhiều dịch bệnh, thiên tai. Bảo hiểm nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi và phù hợp để phát triển tại Việt Nam không?

    Kịch bản và giọng kể: Hoàng Minh Anh và Đinh Mỹ Hạnh (QH2015E11). Phát triển từ Podcast số 723: The Risk Farmers (www.npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: www.cop22marrakech.org

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Senegal là một quốc gia ở Tây Phi. Quốc gia nhỏ bé này là nơi sinh sống của khoảng 17,16 triệu người. Các vấn đề Senegal đang phải đối mặt bao gồm: thất nghiệp, bất bình đẳng kinh tế xã hội, thanh thiếu niên phạm tội,… trong đó tình trạng đói nghèo ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân tại đất nước này. Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu thuộc UNICEF công bố năm 2015, gần 1 nửa dân số nước này (46,7%) đang sống trong tình trạng vô cùng nghèo khó. Sau khi nhận chức vào năm 2012, Tổng thống Macky Sall bắt đầu thực hiện các chính sách kinh tế mới để cải thiện nền kinh tế của Senegal với hy vọng xóa đói giảm nghèo. Senegal đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc giải quyết tình trạng nghèo đói tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề điều hành nền kinh tế. Một trong đó là vấn đề độc quyền thị trường.

    Trong kinh tế học, Cartel là một thỏa thuận giữa các công ty cạnh tranh để kiểm soát giá hoặc loại trừ các sản phẩm của một đối thủ cạnh tranh mới trong thị trường. Vậy Cartel có mối quan hệ gì tới câu chuyện trong tập 20 của Radio Toàn Cầu Hóa?

    Một hình ảnh thường thấy tại Senegal chính là nhà vệ sinh tự hoại. Việc dọn nhà vệ sinh vô cùng quan trọng đối với người dân bởi tình trạng các bể chứa đầy chất thải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hàng ngày của người dân. Từ đó, dịch vụ vệ sinh đến từ những người lái xe dọn hố xí ra đời. Mặc dù những chiếc xe tải đảm bảo sự nhanh gọn và sạch nhưng dịch vụ này lại có mức giá cao ngất ngưởng bởi họ ép giá cạnh tranh và giữ mức giá cao. Vì vậy, nhiều người đã chuyển sang một giải pháp thay thế rẻ hơn: Thuê những người người nghèo (vô gia cư) dọn bể phốt bằng tay, xẻng và xô hay nói cách khác là họ chôn phân trên đường phố. Vậy các nhà kinh tế học đã có giải pháp gì để phá vỡ vấn đề Cartel phân tại Senegal?

    Tập 20 của Radio Toàn Cầu Hóa hôm nay kể cho các bạn câu chuyện về Cartel và vấn đề Cartel phân tại Senegal.

    Kịch bản và giọng kể: Lê Thị Ngọc Anh, Nguyễn Minh Hiệp, Lương Thành Long (QH2016E29). Phát triển từ Podcast số 855: The Poop Cartel (www.npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: www.borgenmagazine.com

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Bạn thường phải chi bao nhiêu tiền cho một cuốn sách giáo trình?

    Tại Việt Nam, có rất nhiều quan điểm trái chiều về giá sách giáo trình đại học. Đối với một số sinh viên, việc phải bỏ ra hơn 100.000 đồng để mua một quyển giáo trình là tốn kém, chưa kể tới trường hợp, nhiều môn học có số lượng sách giáo trình bắt buộc lớn hơn. Tuy nhiên, một số khác cho rằng: “Sinh viên Việt Nam được ưu ái về giá giáo trình đại học.”

    Vậy ở các đất nước khác, câu chuyện về giá sách giáo trình diễn ra như thế nào? Trong biểu đồ được trích từ một bản báo cáo của chính phủ Mỹ, giá sách giáo khoa đang tăng nhanh một cách chóng mặt, thậm chí nhanh hơn cả vải vóc, thực phẩm, ô tô và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong suốt hơn một thập kỉ vừa qua. Thực trạng trên tại các trường đại học của Mỹ đã khiến không ít các sinh viên bất bình và phản đối. Đi tìm câu trả lời cho vấn đề giá sách giáo khoa không ngừng leo thang, các nhà kinh tế học đã đưa ra vấn đề người ủy thác và người nhận thác (the principal agent problem), hay còn gọi là vấn đề chi tiêu tiền của người khác. Bình thường, một người quyết định mua cái gì sẽ là người trả tiền cho cái đó. Tuy nhiên, trong trường hợp sách giáo khoa, người chọn sách (giáo sư) lại không trả tiền để mua sách. Người ủy thác (the principal) là người giữ tiền bạc (sinh viên) và người nhận thác (the agent) là người phải tìm hiểu cách chi tiêu số tiền đó (giáo sư đại học). Mối quan hệ giữa người ủy thác và người nhận thác đã dẫn đến giá sách tăng cao như thế nào? Sinh viên Mỹ đã có những giải pháp nào để giải quyết tình trạng bất cập của giá sách giáo khoa? Liệu những phần mềm giáo dục mới ra đời kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ có tạo nên một sáng chế lý tưởng thay thế cho những cuốn sách giáo trình đắt đỏ?

    Trong tập 19 của Radio Toàn Cầu Hóa tối nay, hãy cùng lắng nghe câu chuyện về thực trạng giá sách leo thang tại các trường đại học tại Mỹ. Không chỉ vậy, hai bạn Thanh Tâm và Nguyễn Nga sẽ có những chia sẻ cá nhân vô cùng thú vị về trải nghiệm mua sách giáo trình đại học và định vị vấn đề giá tiền sách giáo khoa trong bối cảnh tại Việt Nam. Radio Toàn Cầu Hóa hi vọng sẽ được lắng nghe thêm những quan điểm và bình luận của các bạn sinh viên về câu chuyện này.

    Kịch bản và giọng kể: Trần Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Nga (QH2015E11). Phát triển từ Podcast số 573: Why Textbook Prices Keep Climbing (www.npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: Textbooks. Richard Baker/Corbis via Getty Images

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Cuộc sống ngày một hiện đại đem đến cho chúng ta những phương thức mua sắm không chỉ phong phú mà còn vô cùng tiện lợi, thông minh. Trong đó, không thể không nhắc đến sự xuất hiện của thương mại điện tử. Thương mại điện tử (e-commerce) là cách thức mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Trên thế giới, các trang thương mại điện tử nổi tiếng có thể kể đến như Amazon, Ebay, v.v. Tại Việt Nam, người tiêu dùng hẳn đã rất quen thuộc với những cái tên như Tiki, Shopee… Các trang thương mại điện tử đem tới một phong cách mua sắm hoàn toàn mới so với mua sắm truyền thống. Chỉ với một thiết bị có kết nối Internet, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm mình muốn mua với 1 cú click chuột.

    Giá cả phải chăng, lựa chọn phong phú, phương thức thanh toán và giao hàng nhanh chóng… chính là những điểm mạnh của thương mại điện tử, nhưng không vì thế mà mua hàng trực tuyến không tiềm ẩn những rủi ro lớn về chất lượng sản phẩm. Trên thị trường, nếu như các nhãn hàng đang cạnh tranh nhau về doanh thu của sản phẩm thì trên nền tảng thương mại điện tử, những người tiêu dùng cũng đang phải đấu tranh với một thế lực mang tên “bình luận giả mạo”.

    Tommy Noonan – người sáng lập trang Supplement Reviews.com và Meta.com đã có những ý tưởng thiết thực giải quyết vấn đề này. Với mục đích giúp người tiêu dùng có một nguồn tham khảo chất lượng sản phẩm tin cậy (đối với các thực phẩm chức năng dành cho người tập thể thao), Tommy đã thu thập những đánh giá thật từ những người đã thực sự sử dụng các sản phẩm ấy. Tuy nhiên, SupplementReviews.com dần trở nên nhiễu loạn thông tin và các bình luận giả vẫn tiếp tục len lỏi đánh lừa người tiêu dùng. Nhằm giải quyết những lỗ hổng của Supplement Reviews.com, Tommy tiếp tục tạo nên trang Meta.com với cơ chế lọc, đánh giá và phân loại các bình luận chi tiết hơn. Liệu SupplementReviews.com hay Meta.com của Tommy có thể giải quyết tận gốc vấn đề bình luận giả trên các trang thương mại điện tử không?

    Vấn đề đối mặt với bình luận giả là cuộc chiến của thế giới ảo. Trên không gian mạng rộng lớn, những bình luận giả vẫn đang xuất hiện tràn lan và không có dấu hiệu dừng lại. Từ góc độ kinh tế thị trường, “bình luận giả” ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả các nhà sản xuất. Xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng tốt và không ngừng tiếp nhận đóng góp, nhận xét từ khách hàng để ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm chính là phương thức hiệu quả đối mặt với sự ảnh hưởng của “bình luận giả”. Từ câu chuyện “bình luận giả mạo” trên các trang thương mại điện tử, mỗi người chúng ta cũng sẽ băn khoăn về những giá trị thật ở một thế giới ảo đang tràn ngập sự giả mạo.

    Kịch bản và giọng kể: Vi Nhân Quý, Mai Thị Thanh Nga, Phạm Hồng Nhung (QH2016E32). Phát triển từ Podcast số 850: The Fake Review Hunter (npr.com)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: Fake Review By Kenny Malone/NPR

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • CryptoKitties là một trò chơi cho phép thu thập, sinh sản và mua bán các loại mèo ảo,  được sáng tạo bởi công ty khởi nghiệp Axiom Zen của Canada vào tháng 12 năm 2017. Axiom Zen tham gia vào rất nhiều dự án khác nhau trong phát triển phần mềm và thực tế ảo; CryptoKitties là một trong những dự án thành công nhất của họ cho đến nay.  Đây là trò chơi lớn nhất trên thế giới dựa trên công nghệ blockchain - công nghệ đã tạo ra những đồng tiền ảo mang tính đột phá như Bitcoin và Ethereum.

    Với CryptoKitties, bạn sẽ thấy thị trường mua bán mèo ảo thực sự rất phong phú và hấp dẫn. Bằng công nghệ “Traits”, mỗi con mèo ảo mang màu sắc, hình dạng và đặc điểm khác nhau. Khác với các trò chơi nuôi thú ảo thông thường, người chơi CryptoKitties sẽ phải đầu tư 0,01 ETH để sở hữu một con mèo. Người chơi có thể tự thỏa thuận với nhau và giao dịch thông qua hệ thống. Với những chú mèo có những đặc tính càng hiếm thì trị giá của con mèo ấy càng cao. Hai hình thức giao dịch chính trên hệ thống của CryptoKitties là  mua bán và phối giống. Cả hai đều được ghi lại trên nền tảng blockchain của Ethereum. Tuy CryptoKitties đã mang đến một làn gió mới cho thị trường Ethereum Blockchain nhưng các nhà kinh tế đánh giá trò chơi này sẽ dần đi vào lãng quên bởi tiền Ethereum không ổn định và nguy cơ bay hơi rất cao như mọi loại tiền ảo khác. Ngoài ra, việc mở rộng thị trường luôn là rào cản lớn nhất của hệ thống tiền ảo của cả Ethereum và Bitcoin.

    Theo số liệu của Eth Gas Station - trang web thống kê và ghi chép các phần mềm được ưa chuộng nhất của Ethereum vào đâu năm 2018, CryptoKitties đã gặt hái được những thành công rực rỡ khi chiếm đến 14% lưu lượng giao dịch được thực hiện trên Blockchain Ethereum sau 1.500 block gần nhất. Vậy điểm đặc biệt gì đã giúp trò chơi nuôi mèo ảo này đã thống trị cộng đồng Ethereum trong một thời gian ngắn? Hãy cùng Radio Toàn Cầu Hóa tìm hiểu về cách thức CryptoKitties hoạt động và rút ra một số bài học nhỏ khi cân nhắc đầu tư vào thị trường tiền ảo. Tập phát sóng số 17 được viết kịch bản và dẫn dắt bởi ba bạn Nguyễn Minh Đức, Chu Quang Huy, Vũ Bình Nguyên (QH2016E29).

    Kịch bản và giọng kể: Nguyễn Minh Đức, Chu Quang Huy, Vũ Bình Nguyên (QH2016E29) (Phát triển từ Podcast The Indicator “We Buy A Cryptocat!” và Cryptokitties: The Download On Digital Cats

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: vn.bitdegree.org 

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Venezuela là một quốc gia nằm ở khu vực Nam Mỹ, được biết đến là vùng đất của dầu mỏ với trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới và từng tự hào là một trong những quốc gia  giàu nhất khu vực Mỹ Latinh. Vậy điều gì đã xảy ra với nền kinh tế của Venezuela từ năm 2016 khiến đất nước này trở thành quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới?

    Đồng Bolivar - đồng tiền của Venezuela đã được so sánh với hình ảnh của thanh sô-cô-la: Số tiền Bolivar bạn đang cầm trong tay, dù nhiều và có giá trị đến mấy, hoàn toàn có thể “tan chảy” chỉ trong một đêm hoặc chỉ vài giờ đồng hồ. Giá tiền tệ Bolivar sụt giảm không phanh khiến cuộc sống của người dân Venezuela gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng siêu lạm phát khiến người dân dù có cả chồng tiền cao ngất cũng chỉ mua nổi được số lượng ít thực phẩm thiết yếu: người dân phải trả 3 triệu bolivar để mua 1 kg cà rốt, một gói bột ngô có giá 2,45 triệu bolivar hay 1kg thịt có trị giá lên đến tận 9,5 triệu bolivar… Tình trạng ấy đã gây ra hỗn loạn chồng chất và khiến người dân Venezuela tìm cách đổi tiền bolivar sang đồng đô la Mỹ. Câu chuyện đổi ngoại tệ tại Venezuela diễn ra ngày một nhiều và phức tạp hơn. Chính phủ Venezuela đã có những phản ứng và cách xử lý thế nào đối với việc người dân lưu trữ tiền bên ngoài hệ thống tài chính của Venezuela? Dựa trên những điều kiện nào và làm sao mà người ta có thể buôn bán một thứ đã và đang mất giá thê thảm như đồng Bolivar?

    Tổng thống Mordino đã đổ lỗi cho các website công bố tỉ lệ trao đổi ngoại hối tại thị trường chợ đen cho sự hỗn loạn của cuộc chiến tiền tệ này. Với tập 16 “Những người buôn bán tiền ở Venezuela,” hãy cùng lắng nghe câu chuyện về cuộc khủng hoảng của đồng bolivar, cách những người thầm lặng của website AirTM  đã cho cả thế giới thấy đồng bolivar của Venezuela đã mất giá thế nào và thông tin chính xác về tỷ giá hối đoái ở đất nước dầu mỏ này. Câu chuyện về việc trao đổi tiền ngoại tệ còn được liên hệ với thực trạng của Việt Nam, bởi buôn bán tiền bất hợp pháp là vấn đề không chỉ của riêng quốc gia nào.

    Kịch bản và giọng kể: Đỗ Thị Minh Anh, Dương Tuấn Anh, Nguyễn Tú Anh (QH2016E32) (Phát triển từ Podcast số 858: Venezuela's Fugitive Money Traders - npr.com)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: laodong.vn

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Bạn sẽ xoay sở và sống như thế nào nếu như chỉ sau một giấc ngủ, những tờ tiền giấy bạn đang cầm trong tay không còn giá trị nữa? Đó chính xác là cú sốc đã xảy ra đối với người dân Ấn Độ vào ngày thứ 3 (8/11/2016) khi chính phủ Ấn Độ hủy bỏ tất cả tiền giấy mệnh giá 500 và 1000 rupee chỉ trong một đêm. Quyết định bất ngờ nêu trên là một phần nằm trong Chính sách cải cách tiền tệ của Ấn Độ.

    Chính sách cải cách tiền tệ của Ấn Độ được đề xuất bởi Anil Bokil – Cố vấn của Thủ tướng Ấn Độ, nguyên là kĩ sư Tin học, nhà cải cách Kinh tế và Chính sách công, nhà sáng lập Viện Tư duy ArthaKranti. Việc cải cách kinh tế Ấn Độ chỉ là một trong những bước đi trung tâm ArthaKranti đề xuất. Bước đi tiếp theo sau khi hủy bỏ những đồng tiền mệnh giá cao của chính sách này là yêu cầu người dân chuyển tiền mặt vào ngân hàng. ArthaKranti còn đề xướng thu phí 2% tất cả các giao dịch qua ngân hàng và xóa bỏ hoàn toàn các loại thuế. Nhìn chung, mục đích của chính sách cải cách tiền tệ Ấn Độ là tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế Ấn Độ, mang lại một môi trường kinh doanh tích cực hơn, giảm thiểu tiêu cực và tham nhũng. Quyết định không lưu hành đồng tiền có mệnh giá cao nhất hay các bước đi cải cách kinh tế của thủ tướng Modi với sự tham vấn của ArthaKranti đã giúp Ấn Độ giải quyết được phần nào các vấn nạn như nạn tiền đen, tiền giả, tham nhũng, trốn thuế. Tuy nhiên, chính sách này cũng vấp phải nhiều tranh cãi vì các quyết sách có phần cứng nhắc, bất ngờ, chưa gắn liền với tính thực tiễn của đời sống xã hội đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc lưu thông hàng hóa và cuộc sống của người dân

    Cùng lắng nghe tập Podcast số 14 “Cải cách tiền tệ ở Ấn Độ” để hiểu hơn về ảnh hưởng của chính sách này tới cuộc sống của người dân ở các vùng miền khác nhau và nền kinh tế Ấn Độ, đồng thời lí giải tại sao chính phủ lại có những quyết định táo bạo như vậy trong cuộc cải cách kinh tế Ấn Độ. Kết thúc tập Podcast, các bạn có thể cùng thảo luận và đưa ra ý kiến cho câu hỏi: Vậy cuộc cải cách tiền tệ ở Ấn Độ có mang tính dân chủ hay không, đứng từ góc nhìn về quyền và lợi ích của người dân – những người trực tiếp tiếp nhận và bị ảnh hưởng bởi chính sách trên?

    Kịch bản và giọng kể: Vũ Hải Dương, Trần Công Hoàn, Nguyễn Thị Tuyết Hồng, Nguyễn Thị Thùy Liên (QH2016E32) (Phát triển từ Podcast số 770: When India's Cash Disappeared - npr.com)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: Shams Qari/Barcroft Media via Getty Images

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Ở mỗi quốc gia, nền văn hóa và tôn giáo, hạnh phúc được hiểu và định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng hạnh phúc thường gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống về cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng liệu một trạng thái cảm xúc như vậy có thể đo được bằng những chỉ số?

    Gross National Happiness (viết tắt: GNH) là Tổng Hạnh phúc Quốc gia. Sự ra đời của GNH bắt nguồn từ cuộc khởi xướng vào năm 1972 của chính phủ Bhutan khi vị vua thứ tư của đất nước này cho rằng: “Tổng hạnh phúc quốc gia quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc nội.” Ở thời điểm đó, khi chỉ số GDP được nhiều người biết đến và coi là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ thì chỉ số GNH đến từ quốc gia Bhutan còn khá mới mẻ và mơ hồ. Chỉ số GNH đo lường sự hạnh phúc và thịnh vượng của mỗi con người và các loài với 4 giá trị cốt lõi và 9 yếu tố cấu thành.

    Khác với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ được tính bằng một cách và có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu, ngày nay, chúng ta có thể tính tổng hạnh phúc quốc gia bằng nhiều cách khác nhau, đem lại các kết quả khác nhau như: HPI (Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc), HDI (Chỉ số Phát triển Con người), Bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc của Liên Hợp Quốc... Sự đa dạng trong cách tính toán cũng đem đến nhiều góc nhìn về hạnh phúc. Ở mỗi chỉ số và bảng xếp hạng về hạnh phúc, một quốc gia lại có những vị trí khác nhau. Ý tưởng về đo lường hạnh phúc đang trở nên ngày càng phổ biến. Việc xây dựng những chỉ số hạnh phúc cũng chính là cách chúng ta định hình cách suy nghĩ về những mưu cầu hạnh phúc, làm thế nào để có một cuộc sống hạnh phúc và cách cải thiện chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần.

    Kịch bản và giọng kể: Phạm Vũ Thu An, Ngô Thị Hoa, Nguyễn Thị Phương Thảo (QH2016E29) (Phát triển từ Podcast: Is “Gross National Happiness” the New GDP? - undispatch.com)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang:

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Robert Gordon là một nhà kinh tế học người Mỹ. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế dài hạn. Trong đó, giả thuyết về “người ngủ quên” và công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của Gordon thu hút rất nhiều sự quan tâm và mở ra các cuộc tranh luận.

    Chúng ta vẫn thường nghe thấy: “Thế giới đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết.” Robert Gordon không cho rằng điều đó đúng. Trái với niềm tin của hầu hết chúng ta, ông cho rằng những thay đổi chúng ta đang chứng kiến thực sự nhỏ bé, thế giới thậm chí không thay đổi nhanh như 100 năm trước. Giả thuyết “người ngủ quên” của Gordon cũng chỉ ra những thay đổi tại nước Mỹ lớn thế nào nếu một người giao hàng ngủ thiếp 100 năm và thức dậy vào những năm 1800 so với kịch bản anh ấy chợp mắt vào những năm 1870 và tỉnh giấc vào năm 1940.

    Chúng ta đã chứng kiến những thay đổi lớn của thế giới ở thế kỉ 20, trong đó không thể không kể đến sự xuất hiện của máy tính cá nhân và Internet vào thập niên 90. Nhờ vào tính đa năng của máy tính, năng suất thực sự đã tăng trưởng rất nhanh. Nhưng vào năm 2004, sự tăng trưởng năng suất sụt giảm mạnh. Sau thời kì Đại suy thoái, chúng ta kì vọng vào sự hồi phục của năng suất tuy nhiên vào các năm từ 2010 đến năm 2016, sự tăng trưởng của năng suất không hề chuyển biến tích cực. Đối với nhà kinh tế học Martin Bailly, tìm hiểu nguyên nhân về sự bất bình đẳng trong kinh tế là cần thiết, nhưng nghịch lý về năng suất cũng là một vấn đề quan trọng. Tại sao kinh tế không phát triển? Tại sao năng suất tăng trưởng chậm?

    Tập phát sóng 13 của Radio Toàn Cầu hóa sẽ mang đến những lập luận thú vị của Robert Gordon về sự thay đổi của thế giới, những dự đoán của ông về sự phát triển của thế giới trong tương lai, liệu robot và trí tuệ nhân tạo có thể thay thế toàn bộ việc làm của tất cả chúng ta. Không chỉ vậy, hai bạn dẫn của Radio Toàn Cầu Hóa cũng sẽ đem đến những quan nhìn cá nhân về tình hình năng suất tăng trưởng và những thay đổi lớn của Việt Nam trong những năm gần đây.

    Kịch bản và giọng kể: Lê Diệu Hằng và Nguyễn Thị Phương Anh (QH2015E11) (Phát triển từ Podcast số 772 “Small Change” - npr.org )

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang: historycollection.com

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Cuộc Đại khủng hoảng (bắt đầu từ năm 1929 tại Hoa Kỳ và lan rộng ra các quốc gia trên thế giới vào năm 1930) không chỉ gây nên những hậu quả nặng nề về mọi mặt trong đời sống xã hội như thất nghiệp và nghèo đói. Trong nỗ lực kiểm soát nền kinh tế, từ cuộc đại khủng hoảng ấy, con người chứng kiến sự xuất hiện của khái niệm GDP. Tập 12 của Radio Toàn Cầu Hóa hôm nay sẽ kể câu chuyện về “sự ra đời của nền kinh tế,” vì sao GDP lại được sử dụng phổ biến như hiện nay, cách thức tính toán GDP, và những mặt trái của GDP trong việc định vị sự phát triển của một quốc gia.

    GDP (viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ số này là một sáng tạo trong thời kì Đại khủng hoảng - thời điểm chính phủ Mỹ thực sự hoang mang trong việc tìm ra nguồn gốc của suy thoái và giải pháp cho vấn đề này. Trước khi GDP xuất hiện, không ai thực sự tìm ra cách đo lường những gì đang xảy ra trong nền kinh tế và cũng không có cách nào để đưa ra những so sánh sự phát triển của kinh tế giữa các năm. Sự ra đời của GDP không chỉ đem đến cho chúng ta những con số hiệu quả, mang tính khái quát mà còn giúp chúng ta hình dung rõ nét hơn về sự phát triển của kinh tế hơn là một khái niệm mơ hồ và vĩ mô trước đó.

    GDP  là một con số được tạo ra với mục đích  đo lường sự tăng trưởng của kinh tế nhưng sẽ thật thiển cận và lệch lạc nếu một số quốc gia chỉ nhìn duy nhất vào con số ấy và coi đó là chuẩn mực của sự phát triển. Thế giới đã và đang xác lập những bảng xếp hạng dựa trên con số GDP và cuộc chạy đua GDP giữa các quốc gia diễn ra vô cùng quyết liệt. Nhưng tốc độ phát triển nhanh như vũ bão, thể hiện qua những con số GDP của nền kinh tế tại một số quốc gia có phải là sự thịnh vượng hay hứa hẹn bền vững hay không? Liệu có nên sử dụng con số GDP như một thước đo chuẩn mực hay cần những cách nhìn khác, những con số khác đo lường sự phát triển của một quốc gia và để GDP được sử dụng với chính mục đích ban đầu của nó?

    Kịch bản và giọng kể: Trương Minh Hằng (QH2013E)1 và Bùi Thu Uyên (QH2013E12)

    Phát triển từ Podcast số 522: The Invention Of 'The Economy'- npr.org )

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh. “Sự ra đời của nền kinh tế” được dùng để làm mẫu cho bài tập trong Khoá học Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ: Wikimedia Commons

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Mỹ là một nước tư bản chủ nghĩa điển hình. Hoạt động tuyên truyền của Mỹ trong những năm Chiến tranh lạnh đã tạo ra sự thiếu thiện cảm cũng như thiếu hiểu biết về chủ nghĩa xã hội trong xã hội Mỹ. Tuy vậy, trước những vấn đề thực tiễn, xã hội chủ nghĩa vẫn luôn là một phần của nước Mỹ. Tập 11 của Radio Toàn cầu hóa giới thiệu với các bạn tổ chức xã hội chủ nghĩa lớn nhất ở Mỹ.

    Tổ chức xã hội chủ nghĩa dân chủ Mỹ- Democratic Socialists of America (DSA)-  là một tổ chức phi lợi nhuận theo định hướng xã hội chủ nghĩa. DSA mong muốn thành lập một nền dân chủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của đời sống kinh tế và chính trị. Không chỉ vậy, Tổ chức xã hội chủ nghĩa dân chủ Mỹ đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, tạo nên một cuộc sống tự do hơn, công bằng hơn trong xã hội.

    Ở thời điểm mới thành lập, số lượng thành viên của DSA khá khiêm tốn (6000 thành viên). Mặc dù DSA không có một cương lĩnh đầy đủ với danh sách các chính sách cụ thể nhưng tổ chức đã thống nhất 3 chiến dịch quan trọng (cũng chính là 3 mục đích hoạt động): Medicare (chương trình bảo hiểm y tế dành cho người già trên 65 tuổi) miễn phí và trong tương lai sẽ có hiệu lực với tất cả mọi người; hỗ trợ thành lập và củng cố các công đoàn công nhân; bầu chọn thành viên tham gia Hạ viện Mỹ.

    Trường hợp của DSA khiến chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về những dạng thức khác nhau của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

    Kịch bản và giọng kể: Đồng Hoàng Đức, Trần Quang Huy và Đặng Thu Thảo (Phát triển từ Podcast số 854 “The New Socialists” - npr.org )

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang www.npr.org

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Teach for America (Giảng dạy vì nước Mỹ) là một doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận, được hình thành và phát triển từ ý tưởng của Wendy Kopp với nỗ lực cải cách giáo dục nước Mỹ trong những năm 1980 - 1990. Từ những quan sát của Wendy, cô nhận thấy sự bất bình đẳng trong việc tiếp nhận chất lượng giáo dục giữa học sinh da màu và học sinh da trắng, giữa học sinh ở các bang lớn và một số bang nhỏ lẻ tại nước Mỹ. Teach for America tập hợp các sinh viên đến từ các trường đại học lớn– những người nhận lấy sứ mệnh tiên phong trong việc cải cách giáo dục, xây dựng các khóa đào tạo kỹ năng bởi các chuyên gia cho những sinh viên này, và đưa họ tới các trường học để tham gia giảng dạy trong vòng 2 năm. Có thể nói ý tưởng của Wendy Kopp khá thú vị và mới mẻ vì nó khai thác được những nguồn lực mới cho giáo dục. Tuy nhiên, Teach for America cũng nhận về nhiều phê bình, từ những hoài nghi về kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên, sự phản bội lại “sứ mệnh phá bỏ bất bình đẳng,” cho đến hệ thống quản lý còn nhiều sai sót.

    Từ Teach for America đến Teach for All, sứ mệnh cao cả về sự bình đẳng trong giáo dục đã đến Việt Nam với tên gọi Teach for VietNam. Chúng ta có thể hi vọng về những giá trị giáo dục cốt lõi của Teach for VietNam dành cho trẻ em cũng như sự thấu cảm và tinh thần gắn kết cộng đồng. “Làm từ thiện vì ai và nên làm từ thiện như thế nào?” đã có những thay đổi lớn. "Sự chuyển mình của lòng bác ái" là bước chuyển từ làm từ thiện theo kiểu trao tặng sang làm từ thiện theo mô hình doanh nghiệp xã hội với sự đáp ứng các nhu cầu khác nhau, có quy trình tập hợp nguồn lực và hệ thống quản lý chặt chẽ. Bác ái vì thế không phải chỉ là câu chuyện của trái tim mà còn là câu chuyện của những mối quan hệ quyền lực và mô hình quản trị.

    Kịch bản và giọng kể: Đào Phương Anh, Phạm Thanh Lam, Trần Thị Huyền Trang (Phát triển từ Podcast “How I Built This With Guy Raz: Teach For America - Wendy Kopp” - npr.org )

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang www.teachforamerica.org

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • “Phép lạ Riverside,” được lấy từ tên của một vùng đất nằm ở phía Nam tiểu bang California - Hoa Kỳ, là hình ảnh ẩn dụ cho dự án cải cách chính sách trợ cấp được khởi xướng bởi Larry Townsend. Larry cùng với Dự án đồng tiền độc lập được ông áp dụng tại khu vực mình quản lý, đã khuyến khích mọi người chủ động tìm kiếm việc làm, hạn chế số lượng người thất nghiệp và giảm sự phụ thuộc vào nguồn tiền trợ cấp của chính phủ. Với mục đích “Nhét việc làm vào tay người lao động càng nhanh càng tốt”, Larry đã đơn giản hóa mô hình đào tạo cho người lao động thay vì thực hiện đầy đủ các bước được xem là vô cùng quan trọng trong quá trình đào tạo (giáo dục, trang bị kỹ năng, thực hành…). Mặc dù, dự án Riverside tạo nên một số ảnh hưởng tích cực tới người lao động nhưng phép lạ ấy có thực sự nhiệm màu mãi mãi? “Phép lạ Riverside” đặt ra chúng ta câu hỏi: Dự án này là thành tựu hay hệ quả của một chính sách có phần vội vã, thiếu những bước đi nền tảng, gốc rễ và vì những lợi ích trước mắt. Phép màu thực sự sẽ tỏa sáng giữa đời thực khi chúng ta chú tâm vào những chính sách hỗ trợ việc làm cho người công nhân bằng cách nâng cao tri thức, đáp ứng đầy đủ quá trình đào tạo và tạo nên giá trị lâu dài, bền vững trong thời buổi thị trường việc làm đầy cạnh tranh và khắc nghiệt.

    Kịch bản và giọng kể: Trần Châu Anh, Nguyễn Thị Huyền Linh, Đỗ Yến Nhi (Phát triển từ Podcast số 223 “The magic Bureaucrat and his Riverside miracle” - 99% Invisible)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang 99percentinvisible.org 

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Curb cuts (dốc xuyệt) là phần lề dốc nối giữa vỉa hè và lòng đường. Tại Việt Nam, bạn sẽ thấy dốc xuyệt xuất hiện nhiều trên các đường phố với mục đích giúp người dân có thể di chuyển các phương tiện giao thông một cách thuận tiện nhất. Nhưng mục đích ra đời của “dốc xuyệt” có phải chỉ đơn giản như vậy? Curb cuts (dốc xuyệt) chính là một ví dụ tiêu biểu của Universal Design (Thiết kế phổ quát) – những thiết kế giúp chúng ta có thể tiếp cận với tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, khuyết tật và một số yếu tố khác. Gắn liền với “Hiệu ứng dốc xuyệt” đó còn là những cuộc đấu tranh cho nhu cầu, quyền lợi, sự tự chủ của người khuyết tật trong những năm 60 của thế kỉ 20. Khiếm khuyết có thể là mang lại rất nhiều khó khăn nhưng cách chúng ta nhìn nhận những người khuyết tật một cách bình đẳng và mang đến cho họ những sự giúp đỡ, những cơ hội để họ cảm thấy bản thân hòa nhập với mọi người, trở thành một phần của cộng đồng, của xã hội mới chính là điều quan trọng.

    Mời các bạn lắng nghe tập Podcast số 8 “Hiệu ứng dốc xuyệt” để hiểu thêm về những ứng dụng của thiết kế phổ quát, đặc biệt là “Hiệu ứng dốc xuyệt” ở quá khứ, hiện tại và tương lai, không chỉ trong thế giới thực mà còn trong những không gian ảo.

    Kịch bản và giọng kể: Phạm Ngọc Trâm, Nguyễn Minh Trang (Phát triển từ Podcast số 308 “Curb cuts” – 99% Invisible)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa lấy từ trang 99% Invisible.

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio

    (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Trong ngành khoa học máy tính, chúng ta có thể thấy nam giới đóng vai trò chủ yếu. Lướt qua những tên tuổi lớn của ngành lập trình, bạn sẽ không thể không nhắc đến những cái tên như: Mark Zuckerberg, Bill Gates, Steve Jobs… Tuy nhiên, những người tiên phong trong ngành khoa học máy tính lại chính là những người phụ nữ. Elsie Shutt là người thành lập một trong những doanh nghiệp phần mềm đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1958. Khi đó, các lập trình viên trong công ty của bà đều là phụ nữ.

    Vậy câu hỏi đặt ra: Tại sao số lượng phụ nữ lựa chọn khoa học máy tính lại giảm đi đáng kể? Điều gì đã xảy ra vào năm 1984 – chứng kiến tỉ lệ sụt giảm kỉ lục của phụ nữ tham gia ngành khoa học máy tính? Sự phát triển của máy tính cá nhân, sự phân biệt đối xử giữa nam giới và phụ nữ hay những định kiến về năng lực, đặc biệt là nữ giới phải chịu đựng khi họ học tập và làm việc trong ngành nghề này? Trong thời đại số cùng những phát triển vượt trội của công nghệ thông tin, những cơ hội về nghề nghiệp giữa nam giới và nữ giới đều như nhau. Liệu sự mất cân bằng giới trong ngành khoa học máy tính có được cải thiện? Những thách thức và cơ hội nào mà họ sẽ và đang đón nhận khi lựa chọn dấn thân vào ngành khoa học máy tính.

    Kịch bản và giọng kể: Nguyễn Hoàng Việt, Trần Lan Nhật Thu (Phát triển từ Podcast số 576 “When Women Stopped Coding” - npr.org)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa được lấy từ ảnh của Courtesy Elsie Shutt. 

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao những bộ quần áo chúng ta mặc hằng ngày đều được quy định bởi size S (Small), Medium (M) và L (Large)? Hay chúng ta vẫn thường nghe thấy những con số trung bình như: Báo cáo hạnh phúc thế giới, thu nhập bình quân đầu người, chiều cao trung bình của người Việt Nam, v.v. Phải chăng mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta đều bị chi phối bởi những thước đo đánh giá và con số trung bình? Nhà thiên văn học, toán học, thống kê và xã hội học người Bỉ Adolphe Quételet (1796-1874) là người đầu tiên đưa ra khái niệm “average man”. Ông đã đặt ra mục tiêu cho nghiên cứu: “Liệu có thể áp dụng những định luật của thiên văn để thiết lập một khoa học cho trật tự xã hội bằng cách phát triển những con số trung bình?” Hãy cùng lắng nghe câu chuyện về nguồn gốc của khái niệm “trung bình”, sự ảnh hưởng của “những con số trung bình” trong cuộc sống hàng ngày. Podcast sẽ đem đến cho bạn những góc nhìn thú vị về “con số trung bình” hay sự khác biệt ở mỗi con người.

    Kịch bản và giọng kể: Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Trường Giang (Phát triển từ Podcast số 226 “On Average” - 99% Invisible)

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2018 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    -----------------------------------------------------------------------------

    Globalization Radio (Radio Toàn Cầu Hóa)

    Email: [email protected]

    Spotify: https://open.spotify.com/show/6TzUeCaCyQaroujqdCouOQ

    Fanpage: Quốc tế học - Tổ Đất nước học

  • UBI, mấy chữ cái đó có gợi nhắc bạn tới cái gì không? Nó là viết tắt của universal basic income hay là unconditional basic income- thu nhập cơ bản phổ quát hay là thu nhập cơ bản không điều kiện. Đó là một loại thu nhập bạn được nhà nước tự động cấp cho vô điều kiện, nghe cứ như là "chủ nghĩa xã hội không tưởng." Thế mà ở Phần Lan người ta đã tính đến việc thực hiện chính sách đấy, nên tiến hành một cuộc thí nghiệm. Cái lý của nó là gì và nó được triển khai ra sao? Mời các bạn đón nghe. Ở podcast này, người kể chuyện có chút nhầm lẫn khi dịch "income" thành "lương."   

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội). 

    Hình ảnh bìa được lấy từ ảnh của Tapio Haaja trên Unsplash

  • Podcast này được thu từ cuối năm 2017, nhưng những kiến giải về sự suy sụp của nền kinh tế Venezuela thì vẫn giữ nguyên giá trị. Theo câu chuyện mà Đạt kể, cùng bạn của mình là Thái Dương, Venezuela lâm vào khủng hoảng là do các chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp đi ngược lại các quy luật thị trường. Các chi tiết thì khá là đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là "tư bản chủ nghĩa" thì tốt hơn "xã hội chủ nghĩa." Venezuela trước đó thịnh vượng nhất Mỹ La-tinh. Sự tốt đẹp đến từ những ứng xử thông minh phù hợp với hoàn cảnh, còn trì trệ, quyết định sai lầm là nguyên nhân của các thất bại, dù là tư bản hay xã hội chủ nghĩa. Khi bàn tới những điều vĩ mô như chính sách kinh tế, chúng tôi quan tâm tới việc chúng tác động ra sao tới những cơ thể con người. Trong khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, người dân sống trong khó khăn đã sụt giảm cân. Và bạn biết là bao nhiêu cân không? Cái quan trọng vẫn là thế, những cơ thể sống. Chính sách kinh tế, dù ở cấp độ quốc gia, gia đình hay cá nhân đi chăng nữa, xin đừng làm tiều tuỵ những cơ thể người đang sống!  

    Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Hà Thanh, Khoá học: Toàn Cầu Hoá và Sự Tạo Thành Các Xã Hội Đương Đại, Mùa thu 2017 (Ngành Ngôn ngữ Anh, Định hướng Quốc tế học, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Các nước nói tiếng Anh, Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc Gia Hà Nội).

    Hình ảnh bìa được lấy từ ảnh của Jonathan Mendez trên Unsplash.