Afleveringen
-
Sau khi tập nói chuyện với khách mời đầu tiên được phát sóng thì nhiều bạn cũng đã gửi email cho podcast và cũng rất ủng hộ những cuộc nói chuyện với các bạn chuyên về 1 lĩnh vực nào đó. Vì vậy, hôm nay podcast sẽ tiếp tục cuộc nói chuyện với vị khách mới. Vị khách ngày hôm nay là Ahmet Erdem, 1 người bạn đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ahmet tốt nghiệp tiến sỹ từ đại học bách khoa Milan (Polytechnic University of Milan) ở Ý ngành khoa học kỹ thuật máy tính, chuyên ngành của anh là phát triển hệ thống nhúng cho trí tuệ nhân tạo AI. Anh hiện là kỹ sư phần mềm cho 1 công ty chuyên về hệ thống nhúng cho xe hơi ở Đức. Vì thế là tập hôm nay sẽ là buổi nói chuyện bằng tiếng Anh. Podcast sẽ dành khoảng 20 phút đầu để trao đổi 1 chút về chuyên ngành của anh, nên có thể khoảng 20 phút đầu sẽ rất khó hiểu với những bạn nào mà ko quen thuộc ngành này. Phần còn lại thì Ahmet sẽ chia sẻ với chúng ta vì những kinh nghiệm làm nghiên cứu sinh tiến sỹ, rồi là phỏng vấn, tìm việc và xin visa ở Đức.
2:40 - 6:22 [Technical]: Khách mời chia sẻ 1 chút về việc anh theo ngành hệ thống nhúng cho trí tuệ nhân tạo. (Guest shares why he follow Embedded System for AI) 6:23 - 12:55 [Technical]: Thảo luận một chút về việc lập trình cho hệ thống nhúng bằng Python. (Discuss about the Python implementation in microprocessor-level embedded system) 12:56–23:32: Khách mời chia sẻ về cơ hội, học bổng làm nghiên cứu sinh tiến sỹ và những kinh nghiệm trợ giảng. (Industrial PhD opportunity, and teaching assistant experience) 23:33 —28:35: Thảo luận một hút về mối quan hệ giữa giáo sư và nghiên cứu sinh (Discuss the experience in PhD student — supervisor relationship ) 28:36–39:12: Khách mời chia sẻ những trải nghiệm tìm việc, phỏng vấn và tìm visa xin việc ở Đức (Experience in finding job opportunities, doing interview, and applying job-seeker visa)Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Thị trường đã có quá nhiều sách nói về sức khỏe như ăn kiêng, dinh dưỡng, yoga ngồi thiền, tập thể dục nhưng rất ít chủ đề đề cập giấc ngủ quan trọng như thế nào, nhất là trong thời đại thông tin thế giới ko ngủ như thế này. Liệu rằng chúng ta đang đánh giá quá thấp vai trò của giấc ngủ chăng ? Hay việc ngủ có phải là việc lãng phí thời gian ? Chúng ta hãy cùng xem xét những ý tưởng từ cuốn sách này.
"Cầu nối tốt nhất giữa tuyệt vọng và hy vọng là một đêm ngon giấc"
-
Zijn er afleveringen die ontbreken?
-
Brené Brown là giáo sư chuyên nghiên cứu về sự dũng cảm, tổn thương và xấu hổ. Trong quyển sách này, tác giả đã chia sẻ những ý tưởng về sự tổn thương, đó chính là sự sẵn sàng thừa nhận những thất bại và điểm yếu. Đây là một cuốn sách nói về sự dũng cảm để dễ bị tổn thương trong một thế giới mà ai cũng muốn tỏ ra mạnh mẽ, tự tin và độc lập. Sự tổn thương là cốt lõi của mọi cảm xúc và không có nghĩa là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Sẽ luôn có 1% rủi ro trong mọi hành động của chúng ta, đó chính là sự tổn thương, hẹn 1 người đi chơi sẽ có nguy cơ bị từ chối, xin tăng lương sẽ có nguy cơ bị từ chối hay bị đồng nghiệp phàn nàn, viết blog trình bày quan điểm sẽ có nguy cơ bị ghét, bị chỉ trích vì bất đồng ý kiến, làm tổng thống cũng là tổn thương, người ghét Donald Trump cũng rất nhiều và người ghét Joe Biden cũng không ít . Tổn thương có mặt ở mọi khía cạnh cuộc sống. Thay vì bỏ qua hay trốn tổn thương của mình, chúng ta nên đón nhận nó để cải thiện bản thân và các mối quan hệ của mình từ công sở, cho đến gia đình.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Hôm nay thay vì đọc sách, chúng ta sẽ cùng trò chuyện với một khách mời, đó là bạn Tuấn Đỗ. Tuấn là cựu sinh viên của đại học ngoại thương và hiện đang làm công việc Data Scientist cho một công ty tài chính ở London, và chủ đề mà bọn mình muốn trao đổi ngày hôm nay chính là công việc, kỹ năng của một Data Scientist trông như thế nào, và để có thể theo đuổi ngành này nếu chúng ta chưa có nền tảng về nó, thì chúng ta nên bắt đầu như thế nào?
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Cởi trói linh hồn diễn đạt một hành trình tâm linh bắt đầu với tâm thức bị trói buộc trong những suy nghĩ miên man, và trên chuyến hành trình ấy tâm thức dần dần được giải phóng để vươn đến trạng thái tự do và thức tỉnh nội tâm. Tại điểm chuyển hóa đó, nhu cầu phán xét hay phân biệt sẽ ngừng lại. Tại cõi Vô Tướng con người trôi sâu vào thần khí và an vị trong trạng thái Vô Ngã, ko phán xét. Trong trạng thái này, sẽ ko một ai hay tình huống nào có thể gây ra sự buồn bực hay thất vọng, và không gì có thể trở thành vấn đề.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Ba câu hỏi then chốt có thể ảnh hưởng đến tương lai của Homo Sapiens:
Sinh vật có thật chỉ là thuật toán sinh hóa hay ko? Điều này sẽ cần thời gian vài thập kỷ nữa để trả lợi. Trí tuệ và ý thức đang tách rời nhau. Cái gì quan trọng hơn? Thế giới ngày càng kết nối, và nhờ dữ liệu kết nối đó là cơ sở để thuật toán biết rõ ta hơn ta biết chính mìnhThực tế thì loài người chúng ta đã xóa bỏ được những nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh, và đang trên con đường hướng tìm kiếm sự bất tử, hạnh phúc mãi mãi. Kể cả sự bất tử, hạnh phúc đạt được rồi thì ý nghĩa tiếp theo sẽ là gì? Cùng với đó, sự tiến bộ của công nghệ sẽ ko mang lại lợi ích cho mọi tầng lớp, và nhiều khả năng là chênh lệch giàu nghèo vẫn sẽ tiếp tục gia tăng. Thời kỳ COVID, các tỷ phú gần như miễn nhiễm với đại dịch COVID. Liệu rằng giảm sự chênh lệch giàu nghèo có thể là ý nghĩa tiếp theo loài người hướng đến. Tuy nhiên, ko phải ai, tầng lớp nào cũng muốn hướng đến ý nghĩa xã hội này, khác hẳn hạnh phúc , bất tử là những ý nghĩa mang tính cá nhân ai cũng cũng muốn đạt được. Như vậy, nỗi lo lắng lớn nhất chính là thiếu vắng mục đích khi chúng ta đạt được bất tử và hạnh phúc. Nếu như 1 cuộc sống hạnh phúc, mạnh khỏe, thỏa mãn được đảm bảo cho tất cả mọi người, cho cả trẻ em, thì vai trò của con người còn lại là gì? Vai trò của cha mẹ có thay đổi gì khi đứa trẻ đã đầy đủ? Điều gì mang lại cho cuộc sống của chúng ta ý nghĩa? Và điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày, bất cứ điều gì mang lại ý nghĩa cho chúng ta biến mất — lúc đó chúng ta sẽ làm gì?
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Ở phần 1, chúng ta đã đề cập đến tại sao loài người lại có thể chinh phục thế giới là nhờ vào khả năng hợp tác linh hoạt với số lượng lớn với khả năng tin vào những câu chuyện hư cấu. Phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của Homo Sapiens sẽ đến từ đâu? Homo Sapiens mang lại ý nghĩa cho thế giới như thế nào?
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Loài người tinh khôn Homo Sapiens chinh phục thế giới như thế nào? Những vấn đề mới cần giải quyết của loài người là gì? Tất cả sẽ được thảo luận ở phần đầu tiên của cuốn sách Homo Deus của tác giả Harari.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Một cậu bé có hai người cha với quan điểm khác nhau về tiền bạc. 1 người cha nuôi và 1 người cha ruột. Một người muốn cậu bé học hành chăm chỉ để có công việc tốt. Một người khuyến khích cậu bé học để hiểu tiền bạc làm việc như thế nào. Một người tin rằng: “Ngôi nhà là tài sản lớn nhất của chúng ta.” Người kia lại nghĩ khác: “Ngôi nhà cũng là một khoản tiền phải trả". Đằng sau câu chuyện đó là những bài học tài chính mà tác giả đã rút ra.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Marcus Aurelius là 1 hoàng đế La Mã, là ông là người cuối cùng trong Năm vị Hoàng đế La Mã vĩ đại, trị vì đế chế La Mã từ 161 - 180 SCN. Thời ông trị vì quả thực là 1 quãng thời gian vô cùng rắc rối, và khó khăn đối với ông. Khi đế chế La Mã có quá nhiều biến động và các cuộc xung đột với các đế quốc lân bang. Nhưng trong suốt những cuộc đấu tranh này, ông không bao giờ bỏ cuộc.
Trong những chiến dịch quân sự đó, hoàng đế đã viết nhật ký riêng mà ông không thể ngờ là sau này lại là 1 trong những tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn đến thế giới. Đây là những suy nghĩ hằng ngày của Aurelius đã được ông ghi chép lại thành nhật ký. Các nhật ký của ngài ban đầu ko có tên, và được viết chỉ vì mục đích cá nhân, khác hẳn các tác phẩm văn học khác nhằm phục vụ độc giả. Chính vì nó không dành cho độc giả, nên đây là một cuốn sách hơi khó hiểu nếu bạn nào đã và đang đọc nó. Đây có thể coi như là 1 sự thực hành chủ nghĩa khắc kỷ đến từ Marcus Aurelius. Marcus Aurelius ko chỉ là hoàng đế, mà còn là 1 triết gia khắc kỷ. Chủ nghĩa khắc kỷ là chủ nghĩa xem việc tự kiểm soát bản thân và coi sự bình thản là 1 cách để vượt qua các cảm xúc tiêu cực.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Đã có nhiều tác phẩm viết về nguồn gốc của thành công, về nhờ có những nỗ lực bền bỉ và tài năng mà tìm được con đường đi đến sự vĩ đại. Mặc dù những điều đó là hiển nhiên nhưng liệu có phải tài năng và sự chăm chỉ quyết định tất cả hay không? Liệu còn có yếu tố nào khác quyết định đến thành công hay ko? Chúng ta hãy cùng khám phá ngay.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Hôm nay mình muốn trao đổi với mọi người 1 chủ đề lãng mạn, là tình yêu. Là quyển sách "5 love languages" - nghĩa là 5 ngôn ngữ tình yêu của tác giả Gary Chapman. Tiến sỹ Chapman đã xuất bản quyển sách này và đã đưa ra khái niệm về ngôn ngữ yêu. Đây là những kinh nghiệm của tác giả được đúc rút ra sau hơn 20 năm làm tư vấn hôn nhân, ông nhận thấy những phàn nàn, xung đột của các cặp đôi thường nằm trong 5 thể loại khác nhau.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Trong mùa đại dịch, mình hy vọng các bạn vẫn mạnh khỏe , hạn chế ra ngoài tiếp xúc nhiều người và tích cực vệ sinh cá nhân rửa tay. Hôm nay mình muốn trao đổi với mọi người nội dung quyển sách Tư duy - mindset của Giáo sư Carol Dweck ở đại học Standford. Quyển sách đã được xuất bản với ngôn ngữ tiếng Việt dưới tên là tâm lý học thành công. Nội dung của quyển sách giải thích tại sao tài năng chưa phải là yếu tố tiên quyết mang lại thành công mà còn là cách chúng ta tiếp cận vấn đề với tư duy cố định hay là tư duy phát triển. Đây thực sự là 1 trong những cuốn sách có sức ảnh hưởng lớn đến nhiều người bao gồm cả tỷ phú Bill Gates.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Hôm nay mình muốn giới thiệu cho các bạn 1 bài blog có tính lan tỏa rất lớn trên Medium. Đó là "Công nghệ đã thao túng tâm trí con người như thế nào". Bài viết này là của 1 cựu nhà thiết kế sản phẩm từ Google, ở Google thì anh có nhiệm vụ nghiên cứu sự ảnh hưởng của công nghệ lên tâm lý và hành vy của người dùng. Bài blog này có tính lan tỏa rất mạnh đã được gần 160000 lượt vỗ tay trên Medium, và mình thấy rất đáng để chia sẻ với mọi người. Đây là link bài viết gốc bằng Tiếng Anh: https://medium.com/thrive-global/how-technology-hijacks-peoples-minds-from-a-magician-and-google-s-design-ethicist-56d62ef5edf3
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Ở tập trước, chúng ta đã thảo luận cuốn Start With Why bằng tiếng Anh. Thì tại tập này mình muốn thảo luận chi tiết hơn bằng tiếng Việt, cũng là để cho một số bạn nghe tiếng Việt cảm thấy thoải mái nghe hơn là nghe Tiếng Anh của mình. Hy vọng tập tiếng Việt này sẽ bổ sung cho mọi người thêm 1 vài ý tưởng.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Today, this special episode will be in English, let's discuss the book Start With Why from Simon Sinek.
-
Thế giới đang có đại dịch viêm phổi cấp nCOV. khoảng hơn 24000 trường hợp mắc phải, tỷ lệ tử vong khoảng tầm 3%. Và thường là những người già hay trẻ em có hệ miễn dịch yếu. Chính vì thế hôm nay mình muốn chúng ta thảo luận về chủ đề sức khỏe, chúng ta hiếm khi nhận thức được rằng bên trong mỗi người đang có 1 nguồn tài nguyên quý giá, đó là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch tốt nghĩa là bạn có sức khỏe tốt. Và làm thế nào để có sức khỏe tốt thì Ở tập này, mình muốn giới thiệu cho các bạn cuốn sách Nhân tố enzyme của bác sỹ Hiromi Shinya
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Tại tập này mình muốn chia sẻ 1 số ý chính từ cuốn sách Deep Work của tác giả Cal Newport.
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]
-
Tại số đầu tiên của podcast, mình sẽ giới thiệu ngắn gọn những nội dung chính cho các bạn cuốn 12 quy tắc của cuộc sống, tác giả Jordan Peterson
Các bạn có thể đặt câu hỏi, góp ý, hay recommend về các cuốn sách tại [email protected]