Afleveringen
-
Bích Long Cung 碧龍宮 còn gọi là miếu Quy Công nằm tại núi Kiến Đức, khu Oanh Ca thành phố Tân Bắc.
Vào thời Nhật Bản đô hộ Đài Loan, ông Tăng Khiêm Thuấn, thôn trưởng thôn Bắc Oanh lúc bấy giờ mang cơm cho cha mình là ông Tăng Minh Hồng đang khai khẩn trên núi. Trên đường đi ông phát hiện một tảng đá dưới gốc cây có hình con rùa, lưng của tảng đá hình con rùa này ẩn hiện hình bát quái của Thần Quy. Ông liền kể việc này cho cha mìng nghe. Ông cha Tăng Minh Hồng liền đến bên tảng đá cầu cho mình hết bệnh suyễn, không bao lâu bệnh suyễn của ông không tái phát nữa. Từ đó người dân địa phương lập miếu thờ Thần Quy và ngôi đền ngày càng có nhiều tín đồ vì cầu gì được đó.
Mời các bạn bấm và nút play để cùng Tố Kim khám phá những điều thú vị của ngôi đền này nhé.
-
Trong số phát sóng tuần trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân và ảnh hưởng của mất ngủ đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mặc dù không bị mất ngủ hay thậm chí ngủ nhiều hơn 9 tiếng nhưng khi tỉnh giấc vẫn cảm thấy rất mệt mỏi.
Vậy vì sao ngủ nhiều mà vẫn mệt?
Làm sao để xác định nguyên nhân?
Đài Loan có những phương pháp điều trị mất ngủ tiên tiến như thế nào?
Chúng ta cần làm gì trước khi đi ngủ để có được một giấc ngủ ngon?
Mời các bạn cùng lắng nghe phần chia sẻ của Chuyên gia giấc ngủ thế giới, Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Học để tìm lời giải đáp cho các câu hỏi trên nhé!
-
Zijn er afleveringen die ontbreken?
-
Đối với người Đài Loan sử dụng cơm là món tinh bột chủ yếu trong các bữa ăn chính, thì quan niệm quý trọng gạo đã ăn sâu vào văn hóa, được thể hiện qua câu tục ngữ: “Mỗi một hạt gạo nào đều là công sức vất vả”.
Không những thế người dân Đài Loan còn dùng loại nguyên liệu có ý nghĩa quý báu này để chế biến thành các món lễ vật cúng để thể hiện lòng tôn kính đối với thần linh trong các dịp Lễ Tết và lễ hội chùa chiền quanh năm.
Trong chuyên mục hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu về các loại bánh được làm từ bột gạo(粿類) là nhóm đầu tiên thuộc 4 nhóm lễ vật cúng được làm từ gạo sẽ được chế biến theo phương pháp ra sao và sử dụng trong các dịp cúng tế nào nhé.
Hải Ly
-
"Cơm hộp" làm nên văn hóa? Có lẽ khi nghe văn hóa cơm hộp, một số có lẽ sẽ liên tưởng đến cơm hộp do các bà nội trợ Nhật Bản chuẩn bị cho chồng, con đi học đi làm, tuy nhiên cơm hộp Đài Loan lại rất khác.
Cơm hộp ở Đài Loan gọi là "便當" (biandang), thoạt nghe khó liên tưởng nó là cơm hộp, vì thực ra cách gọi "便當" là được du nhập từ Nhật Bản, trong tiếng Nhật cơm hộp được gọi là Bento.
Cơm hộp là một nét văn hóa ẩm thực bình dân, hiện diện khắp nơi trong cuộc sống người Đài, giá cả, chủng loại vô cùng đa dạng phong phú, đã là người Đài, thì chắc chắn không thể không ăn "cơm hộp".
Hôm nay chuyên mục sẽ đưa các bạn khám phá thế giới cơm hộp xứ Đài và sản phẩm cơm hộp đường sắt quốc dân mà có lẽ bạn chưa từng nghe qua. Nào cùng nhấn vào nút play, mở nắp ra và cùng khám phá nhé.
-
Nhà văn Quỳnh Dao sáng tạo nhiều tác phẩm nổi bật đưa văn học Đài Loan quảng bá ra thế giới
Quỳnh Dao, nữ văn sĩ viết nên nhiều tác phẩm lãng mạn nổi bật đã qua đời vào ngày 4/12 tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi. Lúc sinh thời, nhà văn Quỳnh Dao đã sáng tác hơn 60 bộ tác phẩm, được mệnh danh là giáo chủ tiểu thuyết ngôn tình trong làng văn học Hoa ngữ, thậm chí có nhiều tác phẩm đã làm ảnh hưởng đến quan điểm tình yêu của cả một thế hệ con gái trẻ, và niềm vui đọc truyện Quỳnh Dao trở thành là kinh nghiệm tập thể của nữ sinh Đài Loan. Hơn nửa thế kỷ nay, tiểu thuyết của Quỳnh Dao đã đồng hành cùng rất nhiều thanh niên nam nữ trong lứa tuổi trưởng thành. Không thể phủ nhận, “tiểu thuyết của Quỳnh Dao” đầy ắp sức lôi cuốn, dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm của độc giả, vì thế sau sự ra mắt thành công của 70 tác phẩm đã làm điên đảo làng văn học và màn ảnh Hoa ngữ, thậm chí đột phá ranh giới văn học và truyền thông, truyền hình điện ảnh, đưa sức ảnh hưởng của văn học Đài Loan lan tỏa ra thế giới.
Trong chuyên mục Theo dòng thời sự hôm nay, mời các bạn cùng theo dõi những dấu ấn thành công của Quỳnh Dao từ người phụ nữ tầm thường đã trở thành nữ nhà văn bậc nhất trong thế giới Hoa ngữ, và tìm hiểu các tác phẩm bất hủ, lưu truyền trong làng văn học ngày nay đã mang lại những tác động thế nào cho một số lượng độc giả đáng kể ở các quốc gia và châu Á.
-
Mất ngủ và ngủ không ngon giấc là tình trạng nhiều người thường hay gặp phải nhưng mọi người thường hay chủ quan và không đi thăm khám.
Tình trạng này không chỉ gặp ở những người lớn tuổi mà còn gặp ở rất nhiều bạn trẻ.
Trằn trọc không thể đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngưng thở khi ngủ và dậy sớm hơn dự định, bạn gặp phải tình trạng nào?
Vì sao chúng ta lại bị mất ngủ và ngủ không ngon giấc? Nếu sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài thì sẽ gây ra tác dụng phụ gì? Và chất lượng giấc ngủ không tốt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Trong chuyên mục ngày hôm nay, mời các bạn cùng lắng nghe những chia sẻ của Chuyên gia giấc ngủ thế giới, Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Học về các vấn đề trên nhé!
-
Đền Thuận Trạch, huyện Chương Hoá thờ Huyền Thiên Thượng Đế hơn một trăm năm nổi tiếng với chiếc mũ quán quân.
Vào thời Ung Chính, một cư dân họ Trần tại đây đã sang núi Võ Đang thỉnh Huyền Thiên Thượng Đế về hương Phố Diêm về thờ.
Đền Thuận Trạch nổi tiếng vì có một vận động viên đến từ Na Uy thi đấu môn thể thao phối hợp 3 môn nhặt được chiếc mũ lưỡi trai màu xanh dương đậm có thêu dòng chữ đền Thuận Trạch và từ đó vận may đã đến với anh. Anh đoạt chức vô địch của sáu giải liên tiếp. Và như vậy Đền Thuận Trạch nổi tiếng với tên mới là đền Mũ Quán Quân.
Mời các bạn bấm vào nút play để đón nghe.
-
Tuyển tập tác phẩm Giải thưởng Văn học Tân di dân và lao động di trú lần thứ 9 mang tên 《飛:翱翔在夢想的天空》 (tạm dịch là "Bay cao: Vút bay trên bầu trời của những ước mơ"), do Viện Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan và Công ty Cổ phần Monomyth (Hành trình của Anh hùng) cùng phối hợp xuất bản, đã được phát hành vào cuối năm 2024. Chủ nhật vừa qua(5/1), buổi lễ ra mắt sách đặc biệt đã được tổ chức tại Cứ điểm Văn học Đài Loan (臺灣文學基地). Giám đốc Viện bảo tàng Văn học Đài Loan Trần Doanh Phương, Giám đốc Công ty Monomyth Thang Thăng Vinh, người sáng lập cửa hiệu sách Đông Nam Á Brilliant Time Bookstore , đồng thời cũng có là người đã quan tâm chủ đề về người lao động di trú từ rất lâu, đó là ông Trương Chính, và các khách mời khác đã tham dự. Các tác giả và dịch giả của các tác phẩm đoạt giải trong giải thưởng vừa rồi đã được mời đến đọc các trích đoạn hay trong tác phẩm của mình bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Trung và tiếng Mân Nam, qua đó tái hiện lại cuộc sống của họ và bạn bè xung quanh tại Đài Loan, cũng qua đó bày tỏ những kỳ vọng vào tương lai, và đã nhận được sự phản hồi nhiệt liệt từ khán giả có mặt.
Giám đốc Viện bảo tàng Văn học Đài Loan, bà Trần Doanh Phương cho biết, đóng góp của lao động di trú và thế hệ thứ hai của di dân mới đối với xã hội Đài Loan là rất rõ ràng. Những tác phẩm viết bằng tiếng mẹ đẻ không chỉ làm phong phú thêm lịch sử và văn hóa của Đài Loan, mà còn mở ra một chương mới cho văn học Đài Loan, có ý nghĩa đặc biệt đối với nền văn học của Đài Loan. Thông qua việc biên tập và xuất bản hoàn chỉnh, các tác phẩm này sẽ để lại dấu ấn phát triển và đang ngày một lan tỏa, mở rộng sức ảnh hưởng của các bạn lao động di trú và tân di dân đối với xã hội và nền học của Đài Loan.
Tuyển tập sách này lấy chủ đề "Bay cao", vẽ nên hình ảnh những lao động di trú mang theo lý tưởng bay đến bầu trời nước ngoài, lao động vất vả ở đất khách để thực hiện ước mơ. Các tác phẩm trong sách được sắp xếp theo ba chủ đề nhỏ, gồm "Những người mơ mộng", "Những người nhớ nhung" và "Những người lao động". Mặc dù 17 tác giả đến từ những quốc gia khác nhau và có những câu chuyện rất khác biệt, nhưng trải nghiệm di cư và lao động ở đất khách của họ lại có thể đối thoại và tham khảo lẫn nhau, trong đó đã thể hiện sự kiên cường và khó khăn trong cuộc đấu tranh với số phận, cũng như phản ánh chân thật cuộc sống và hành trình cuộc đời của mình.
Buổi ra mắt sách do ông Liêu Chí Phong, người sáng lập của công ty Văn hóa Dõan Thần và cũng là một trong những giám khảo của giải thưởng năm nay làm người chủ trì. Các tác giả đoạt giải như Chin Nyap Fong, Lily, Marvin Joaquin Alamag, và người dịch, tức nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam (Đại học Thành Công), ông Lù Việt Hùng, đã đến chia sẻ quá trình sáng tác và dịch thuật của mình trong quá trình dự thi. Họ cũng đã lần lượt đọc những tác phẩm của mình bằng tiếng mẹ đẻ như tiếng Indonesia, tiếng Philippines, tiếng Việt, và tiếng Trung.
Tác phẩm của Marvin "Bi kịch đau buồn nhất trong đời tôi" (我生命中最悲傷的悲劇) có chủ đề khá đặc biệt, là tác phẩm duy nhất viết về cuộc đối thoại với linh hồn; tác phẩm của Lily "Một đoạn ký ức"(一段記憶) thì đã nối kết câu chuyện về bà cụ bị bệnh mất trí và lao động di trú người Indonesia; còn tác phẩm của Trần Minh Hợp "Sức sống" (生命力) kể về hoàn cảnh và tâm trạng của lao động bất hợp pháp. Đặc biệt, người đoạt giải nhất, Chin Nyap Fong, người tự học và có thể nói hơn 5 thứ tiếng (gồm tiếng Indo, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Mân Nam, tiếng Khách Gia…), đã chia sẻ tác phẩm của mình "Vết đen của Rika" (Rika的黑點) bằng tiếng Mân Nam và tiếng Indo, khả năng chuyển đổi linh hoạt và lưu loát giữa các ngôn ngữ của cô đã khiến khán giả tham gia hoạt động vô cùng kinh ngạc.
"Giải thưởng văn học tân di dân và lao động di trú" là sự giao thoa giữa văn học Đài Loan và sự đa văn hóa tại mảnh đất này, lại càng độc đáo hơn, xúc động hơn khi tác phẩm được đọc nên bởi chính giọng đọc của các tác giả, dịch giả của tác phẩm. Đến những đoạn cao trào, chính người đọc cũng không nén được nghẹn ngào, khiến người nghe tại hiện trường, ai ai cũng không khỏi xúc động theo. Ban tổ chức hi vọng, qua việc xuất bản tuyển tập tác phẩm tham gia Giải thưởng Văn học tân di dân và lao động di trú lần thứ 9: "Bay cao: Vút bay trên bầu trời của những ước mơ", hy vọng sẽ giúp nhiều người nhìn thấy cuộc sống của những lao động di trú và di dân trên thế giới hơn nữa và cũng là để để lao động di trú và di dân trên thế giới cũng có thể nhìn thấy Đài Loan.
-
Đối với người Đài Loan mà nói, năm mới là dịp Lễ Tết quan trọng nhất của cả năm, trong vòng hơn 100 năm nay, Đài Loan từ ăn một cái Tết đã phát triển thành ăn hai cái Tết là Tết Tây và Tết Ta (Tức Tết dương lịch và Tết Cổ truyền), vậy Từ khi nào người Đài Loan bắt đầu ăn Tết Tây, và tại sao vào dịp Tết ta người Đài Loan lại có thói quen du xuân, đi du lịch.
Mời các bạn bấm nghe chuyên mục hôm nay để tìm hiểu về quá trình du nhập của Tết Tây vào Đài Loan và tập tục du xuân vào Tết ta của người Đài Loan bắt nguồn từ đâu nhé!
Hải Ly
-
Ai đã từng một lần ăn bánh dứa Đài Loan, chắc hẳn sẽ bị cuốn hút hoàn toàn bởi sự tinh tế, vỏ bánh thơm ngon, ngọt dịu pha chút vị chua thanh của mứt dứa, phải không?
Cách đây 25 năm, nhớ mãi mùa hè năm lớp 9, khi đó lần đầu tiên mình được thưởng thức hương vị tuyệt vời của chiếc bánh dứa truyền thống mang từ Đài Loan về Sài Gòn. Mùi vị khi ấy phảng phất mãi sau nhiều năm, cho đến khi đặt chân đến hòn đảo Ngọc, cuối cùng mình đã tự tìm lại hương vị bánh dứa năm đó.
Chuyên mục hôm nay xin mời quý vị thính giả cùng tìm về câu chuyện của chiếc bánh thần thánh xứ Đài, và cùng với dòng thời gian, khám phá những thay đổi, sự chuyển mình của bánh dứa hiện đại ngày nay nhé.
-
Nhìn lại những chặng đường thiết quân luật được ban bố tại Đài Loan, với lần cuối cùng kéo dài hơn 3 thập kỷ
Sự kiện vào giữa đêm khuya ngày 3/12 Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bất ngờ đưa ra lệnh ban bố thiết quân luật đã gây sốc cho cả nước và thế giới, sau 6 giờ đồng hồ tiếp theo, vào lúc rạng sáng ngày 4/12, ông lại tuyên bố tuân thủ theo kết quả bỏ phiếu của quốc hội, cho dỡ bỏ sắc lệnh này đồng thời rút khỏi lực lượng quân đội.
Nhìn lại Đài Loan, sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, trên vùng lãnh thổ này cũng từng trải qua 3 đợt thiết quân luật, bắt đầu thực thi từ ngày 20/5/1949, triển khai thể chế thiết quân luật, theo đó cho đến tận ngày 14/7/1987 mới chính thức tuyên bố dỡ bỏ, tính ra Đài Loan đã trải qua thời kỳ thiết quân luật kéo dài hơn 3 thập kỷ. Hôm nay, mời các bạn cùng nhìn lại các lần thiết quân luật được áp đặt tại Đài Loan qua các giai đoạn khác nhau, tình hình diễn ra như thế nào? Những quy định cụ thể trong thiết quân luật được thực thi tại hòn đảo này có nội dung ra sao? Mời các bạn tìm hiểu và theo dõi.
-
Đài Loan có rất nhiều tre trúc nên Đài Loan có rất nhiều măng và chẳng những có nhiều măng mà còn đa dạng nữa.
Trong các mùa Đài Loan đều có măng, luôn cả mùa đông buốt giá. Đây là điều hiếm thấy ở các nơi vì đa số mùa đông không có măng. Và măng mùa đông là loại măng có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại măng tại Đài Loan do sản lượng ít.
Vậy khi nào là mùa măng của Đài Loan? Tại Đài Loan mùa hè là thời vụ thu hoạch măng nhiều nhất và loại măng nổi tiếng nhất trong mùa này là măng tre lục trúc. Loại măng này có vị thanh ngọt như trái lê và vị thanh ngọt của măng tre lục trúc phụ thuộc vào lúc hái măng, tức thời gian hái măng.
Mời các bạn bấm vào nút play đón nghe chuyên mục để cùng Tố Kim tìm hiểu rõ hơn về các loại măng và các chế biến ra các món ngon nhé.
-
Hàng năm, vào khoảng tháng 10, 11, khi thời tiết dần chuyển lạnh, loài cò thìa mặt đen - một trong những loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ từ phương Bắc di cư đến những nơi có khí hậu ấm áp hơn để trú đông, và Đài Loan cũng là một trong những nơi mà chúng hay dừng chân, vùng đất ngập mặn Qigu (Đài Nam) chính là điểm dừng chân chính của chúng tại Đài Loan. Để đảm bảo cho loài cò thìa mặt đen có môi trường sinh sống an toàn và thân thiện, các tổ chức phi chính phủ và chính quyền, chuyên gia, người dân địa phương đã có nhiều nỗ lực, trong việc bảo vệ khu vực này, giáo dục nhận thức của người dân, phát triển kinh tế bền vững, để Qigu luôn là "bến đỗ" an toàn cho cò thìa hàng năm.
-
Các cộng đồng người dân tộc gốc Hán chiếm phần lớn dân số Đài Loan, và theo văn hóa truyền thống của người Hán thì ăn Tết là căn cứ theo lịch âm, tuy nhiên có thể thấy được rằng vào thời ngày nay mặc dù Tết Ta vẫn là dịp lễ tết quan trọng nhất trong năm, sẽ được nghỉ dài ngày hơn và diễn ra nhiều hoạt động văn hóa truyền thống hơn, tuy nhiên thì ngày Tết Tây (tết dương lịch năm vào 1/1 hàng năm) hiện nay cũng là một ngày lễ quan trọng tại Đài Loan.
Trong chuyên mục hôm nay mời các bạn cùng tìm hiểu quá trình chuyển biến từ chỉ ăn Tết Ta đến lúc ăn cả Tết Ta lẫn Tết Tây của người Đài Loan, cũng như chính sách đồng hóa dần và đưa Tết Tây du nhập vào Đài Loan, bài trừ Tết Ta của chính quyền thực dân Nhật.
Hải Ly
-
Bạn đã từng xem một video trên youtube của ai đó, nội dung chỉ đơn giản như ăn những chiếc bánh xốp, và bạn hoàn toàn bị thu hút, xem hết video thì thôi, mặc dù người ăn không giải thích là bánh ngon như nào, làm bằng gì, cứ thế nhai xột xoạt, tiếng bóc túi bánh, bẻ bánh, cắn nhai và nuốt. Hoặc một video bóc vỏ trứng bằng một chiếc nhiếp, tiếng vỏ trứng tách nhau ra ranh rách, từng mảnh vỏ bé được từ từ tách ra, mắt chúng ta không thể rời khỏi hình ảnh, âm thành này, tập trung tuyệt đối, đúng không nào?
Đó chính là một cách chữa lành bằng video ASMR đang rất thịnh hành hiện nay, là một phương pháp được nhiều người sử dụng để giảm căng thẳng, lo âu, và cải thiện sức khỏe tinh thần. Việc sử dụng video ASMR như một công cụ chữa lành không chỉ giúp thư giãn mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt cảm xúc và thể chất.
Phong trào sáng tạo ASMR (Autonomous Sensory Meridian Response) đã phát triển mạnh mẽ, hiện nay ASMR cũng trở thành một phần quan trọng trong văn hóa trực tuyến và mạng xã hội. Các nhà sáng tạo ASMR, hay còn gọi là ASMRtists, sản xuất video và nội dung âm thanh với mục đích kích thích các phản ứng thư giãn và giảm căng thẳng cho người xem. Phong trào này không chỉ thu hút một lượng lớn người xem mà còn mở ra một không gian sáng tạo đa dạng cho những người tham gia.
Bây giờ thì hãy cùng chuyên mục Thế hệ trẻ bước vào thế giới chữa lành bằng ASMR, chắc chắn sẽ mang lại nhiều điều bất ngờ thú vị khi hiểu rõ hơn về ý nghĩa phía sau hiệu ứng này, đeo tai nghe lên nào!
-
Thực trạng và những thách thức với học sinh Hoa kiều du học tại Đài Loan
Theo thống kê của Ủy ban Sự vụ Cộng đồng người Hoa ở hải ngoại, trong khoảng 10 năm trở lại đây, số lượng học sinh Hoa kiều đến từ 7 nước Đông Nam Á tham gia chương trình đào tạo hệ vừa học vừa làm tại Đài Loan đã vượt ngưỡng 20.000 du học sinh, và có đến hơn 80% vẫn tiếp tục học tập và sinh sống tại Đài Loan. Tuy nhiên, do yếu tố không thạo tiếng Hoa có thể gây ra nhiều khó khăn trong giao tiếp, học tập và làm việc. Sau đây, là bài phân tích chi tiết những thách thức và vấn đề mà các bạn học sinh Hoa kiều có thể gặp phải trong môi trường du học, nhà trường và doanh nghiệp cần có những biện pháp hỗ trợ nào để giúp họ vượt qua trở ngại, nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng chuyên môn và phát triển tại Đài Loan.
-
Đài Loan có rất nhiều nông sản phẩm nổi tiếng trên thế giới chẳng hạn như lan hồ điệp. Tuy nhiên có 1 nông sản phẩm vô cùng phong phú và đa dạng và chúng cũng được cho là một "thổ dân" của Đài Loan đó là tre trúc.
Tại Đài Loan có đến 89 giống tre trúc, trong đó có 25 giống là nguyên sinh. Tre trúc tại Đài Loan được phân bố trên khắp hòn đảo Đài Loan ngay cả trên vùng núi cao như Ngọc Sơn ta vẫn thấy bóng dáng của tre trúc.
Do đó tre trúc luôn là loài thực vật quen thuộc gắn liền với đời sống của người dân Đài Loan và trở thành 1 phần trong đời sống của con người Đài Loan.
Mời các bạn bấm vào nút play để tìm hiểu về nền sinh thái tre trúc tại Đài Loan và người dân Đài Loan đã tận dụng tre trúc trong cuộc sống của mình như thế nào nhe.
-
Các thực phẩm có chứa đường sẽ giúp cơ thể cung cấp năng lượng, tuy nhiên tiêu thụ quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy thì chúng ta nên tiêu thụ đường như thế nào cho hợp lý?
Có phải đường trong thực phẩm sẽ tốt hơn đường tinh luyện và chúng ta có thể ăn bao nhiêu cũng được không? Chúng có gì khác nhau?
Ăn bao nhiêu đường là đủ? Nếu không may ăn quá nhiều đường trong một ngày thì phải làm sao?
Có phải ăn nhiều đường sẽ dẫn đến tiểu đường không? Làm sao để có một bữa ăn cân bằng chất dinh dưỡng?
Trong chuyên mục ngày hôm nay, mời các cùng tìm hiểu về một số nội dung thú vị về đường cùng bác sĩ Nguyễn Thị Hà My nhé!
-
Rất nhiều người đều biết rằng, các dân tộc nguyên trú Đài Loan thường có rất nhiều những nghi thức và tín ngưỡng truyền thống của mình, nhưng ít ai biết rằng, rất nhiều người dân tộc nguyên trú tại Đài Loan là theo đạo Tin lành và Công giáo, và đằng sau tín ngưỡng này, là do ảnh hưởng của cả một quá trình lịch sử lâu dài. Xin mời các bạn cùng đón nghe chuyên mục Điểm hẹn văn hóa tuần này, để cùng Khiết Nhi đi tìm hiểu sơ lược về tín ngưỡng tôn giáo của người dân tộc nguyên trú tại Đài Loan và cùng đi khám phá Lễ Giáng sinh tại các bộ lạc ở Đài Loan nhé!
-
Trên nhiều diễn đàn về hôn lễ của Đài Loan có đăng thông tin về tục lệ đốt rùa giấy để cầu trời nắng đẹp, thậm chí người ta cho rằng cách làm này còn hiệu nghiệm hơn cách làm treo búp bê cầu nắng được truyền lan truyền từ Nhật Bản và Trung Quốc.
Mời các bạn bấm nghe chuyên mục để tìm hiểu về nguồn gốc của tục lệ đốt rùa giấy của Đài Loan, ý nghĩa của nó và những điều kiêng kỵ nhé.
Hải Ly
- Laat meer zien