Afleveringen
-
💡 Làm thế nào để luôn giữ vững tinh thần kiên định trong những đổi mới nhanh chóng của ngành công nghệ?
🔥 Làm sao để luôn giữ lửa để thích ứng tốt với những thay đổi trong cuộc sống?
🚀 Đâu là động lực thôi thúc cho những dự án cá nhân dành cho xã hội?
Hãy cùng chị Tâm Lê gỡ thắt những câu hỏi này qua chia sẻ về kinh nghiệm của chị trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Phân tích Dữ liệu tại thung lũng Silicon và trải nghiệm dự án cá nhân Tinywrist nhé! 👩🏻💻 -
💡 Tiếp nối cuộc trò chuyện ở phần 1 với podcast Ta Đi Tây, trong phần 2 chúng mình sẽ cùng anh Dũng và chị Gia Linh chia sẻ thêm những:
1. Làm thế nào để luôn phát triển bản thân và xã hội sau khi đi làm?
2. Các bạn nữ sẽ đối mặt với những thử thách gì khi làm việc trong ngành công nghệ?
3. Cả 4 host chúng mình đều là đã đi trải nghiệm ở nhiều nơi khác nhau, thì chúng mình có cảm thấy thuộc về nơi nào không? -
Zijn er afleveringen die ontbreken?
-
💡 Trong tập collab đầu tiên của Bốn Chấm Không, chúng mình nói chuyện với hai hosts của podcast Ta Đi Tây về trải nghiệm đi học, đi làm và sống ở xứ người. Phần đầu của cuộc nói chuyện xoay quanh việc đi du hoc ở trời tây, thời gian đầu đi thực tập và đi xin việc ở trời Tây, suy nghĩ về việc trở lại Việt Nam của cả bốn host. Dù đều là du học sinh, trải nghiệm của chúng mình mỗi người mỗi khác. Tập podcast này mở ra một cuộc đối thoại để chúng mình cùng trải lòng và lắng nghe nhau, hy vọng qua đó có thể giúp các bạn thính giả của Ta Đi Tây và Bốn Chấm Không trải nghiệm một phần những hành trình đa dạng của chúng mình.
-
👩🏻💻 Kỹ sư Phần mềm tại Facebook, Luân Đôn
💡 Học bổng toàn phần hội thảo Grace Hopper khi còn là sinh viên tại Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM
Đằng sau những thành công vượt bật này là một Lam Đỗ vô cùng khiêm tốn và tràn đầy năng lượng đóng góp cho cộng đồng. Ít ai biết được rằng Lam đã theo học chuyên Tin từ những năm cấp 2 và quyết định theo đuổi đam mê của mình từ đấy. Lam đã tự tìm hiểu vá khám phá bằng tất cả sự tò mò của mình cho môn học này dù không nhận được nhiều "tài nguyên" từ những ngày đầu. Vì vậy mà Lam đã rèn luyện cho mình từ sớm tư duy rất hiện đại về việc "học cách để học"("learning to learn"). Đó là gì thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua tập này nha! 🎙️ -
💡 Từng đảm nhiệm vai trò Kỹ sư Phần mềm và Tech Lead tại những công ty công nghệ lớn như Salesforce và Facebook cho đến các công ty khởi nghiệp kỳ lân như Asana và Misfit, anh Chân Lê lại có một cái nhìn rất mới mẻ về việc đầu tư cho sự phát triển của bản thân, và dự định nghỉ hưu sớm khi đạt được độc lập về mặt tài chính. 💹
Rất thú vị phải không nào? Vậy hãy cùng Bốn Chấm Không lắng nghe nhé! -
💡 Cùng nền tảng là học sinh chuyên văn, chị Chi Nguyễn và chị Hà Đinh lại mở ra hướng đi độc đáo cho mình vào ngành Phân tích Dữ liệu tại Mỹ và Canada. Điều gì đã thôi thúc hai người khách mời này dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn và thành công trong công việc của họ?
Hãy cùng Bốn Chấm Không khám phá trong tập này nhé! 🎙️ -
🌟 Từ Content Data Analyst (phân tích dữ liệu nội dung) tại gã khổng lồ công nghệ Facebook, đến Product Manager (quản lí sản phẩm) tại start-up kỳ lân Elsa, chị Zoe Vân Nguyễn đã xây dựng cho mình một bộ hồ sơ nghề nghiệp đáng ngưỡng mộ. Nhưng ít ai biết rằng con đường đến với vị trí ngày hôm nay của chị Zoe không trải đầy hoa hồng. Những câu hỏi hóc búa chị từng phải trả lời có lẽ cũng là những khúc mắc cho không ít bạn thính giả: Làm sao để tự tạo dựng và nắm bắt các cơ hội nghề nghiệp khi bạn không có một môi trường giáo dục tối ưu? Làm sao để cân bằng giữa việc xây dựng sự nghiệp và chăm lo cho gia đình?
👩💻 Bên cạnh những câu chuyện cuộc sống, chị Zoe cũng đã chia sẻ với chúng mình nhiều lời khuyên hữu ích trong công việc, như cách để luôn sáng tạo và tránh bị bí ý tưởng, cách thử nghiệm người dùng để tạo ra những sản phẩm hiệu quả, cách đặt câu hỏi mở để khai thác phản hồi một cách tối ưu.
Hãy cùng chúng mình trò chuyện với chị Zoe nhé! -
💡 Trong tập trước, anh Tuấn đã chia sẻ về những kỹ năng và tư duy thiết yếu của một nhà Khoa học Dự liệu, thì trong tập tuần này anh sẽ bật mí thêm về việc áp dụng những tư duy đó để tối ưu hóa cơ hội học hỏi, chiến lược của công ty và những quyết định trong cuộc sống của mình.
Hãy cùng Bốn Chấm Không khám phá những chia sẻ độc đáo của anh Tuấn nhé! -
💡 Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Khoa học dữ liệu và xác suất thống kê tại trường Đại học Yale, anh Đoàn Nguyễn Tuấn hiện đang làm nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist) tại Quora, một công ty khởi nghiệp kỳ lân tại thung lũng Silicon với nền tảng đặt câu hỏi và câu trả lời để chia sẻ kiến thức đến với nhiều người hơn.
Ngoài công việc chính của mình, Tuấn còn tìm thấy niềm vui trong những bài blog của mình về ứng dụng của khoa học dữ liệu vào đời sống trên trang Towards Data Science — top 1 blog về khoa học dữ liệu tại Mỹ mà anh đã có 1,000+ người theo dõi và 200,000+ lượt xem. 🏆
Con đường đến với khoa học dữ liệu của Tuấn lại bao gồm những ngả rẽ cực kỳ thú vị và ít ai biết. Bạn đã sẵn sàng lắng nghe câu chuyện của Tuấn cùng Bốn Chấm Không chưa nào? -
💡 Trong tập đặc biệt của Bốn Chấm Không, chúng mình cùng trò chuyện trực tiếp với bác Jeff Dean (Giám đốc Google AI) và anh Bùi Hải Hưng (Giám đốc VinAI Research), đồng hành với ngày hội trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam và cùng hợp tác tổ chức với VinAI. Hãy cùng chúng mình lắng nghe những chia sẻ của hai người khách mời đặc biệt này về:
1. Những triển vọng cho ngành trí tuệ nhân tạo và làm thế nào để phát triển ngành này một cách bền vững tại Việt Nam.
2. Những vấn đề đạo đức trong ngành trí tuệ nhân tạo, sự đa dạng và bình đẳng giới, ảnh hưởng đến việc làm, v.v.
3. Những lời khuyên cho các bạn trẻ theo đuổi ngành trí tuệ nhân tạo. -
💡 Trong tập 4, chúng mình sẽ cùng nhau lắng nghe những bài học quý giá chị Sunny đã rút ra được qua quá trình chuyển giao và áp dụng những kinh nghiệm làm việc trước đây vào công việc của người quản lý sản phẩm công nghệ tại thung lũng Silicon. Qua đó, chị sẽ chia sẻ thêm về quá trình chị giúp đỡ các bạn khác trong việc tạo dựng những cột mốc riêng cho mình trong ngành thiết kế và quản lý sản phẩm.
-
💡 Sau khi tốt nghiệp bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh từ trường Haas tại Đại học Berkeley, chị Sunny Hiền Nguyễn đã mở ra cho mình những bước ngoặt lớn vào ngành công nghệ và gặt hái được rất nhiều thành công trong vai trò người Quản lý sản phẩm (Product Manager) tại Adobe ở thung lũng Silicon.
👩🏻🎓 Với niềm đam mê mãnh liệt đối với công nghệ, chị Sunny đang tiếp tục con đường học vấn của mình với chương trình Thạc sỹ Khoa học Máy tính tại trường Đại học Pennsylvania. Đằng sau một Sunny dũng cảm theo đuổi đam mê của mình, chị còn là một người lãnh đạo tài năng và không ngừng đóng góp cho cộng đồng những người Việt trong ngành Thiết kế và Quản lý sản phẩm công nghệ. ❤️ -
💡 Trong tập 1, chúng mình đã cùng tìm hiểu về chị Liên - một người kỹ sư phần mềm kiêm nghệ sĩ tài năng, đầy màu sắc và cá tính, thì trong tập 2 chúng mình sẽ cùng nhau mở ra từng lát cắt của quá trình phát triển bản thân và nghề nghiệp của chị.
🎙️ Hãy cùng chúng mình lắng nghe nhé! -
💡 Thực tập tại CERN khi mới năm 2 Đại học và làm kỹ sư phần mềm tại Apple sau khi vừa ra trường, phía sau những thành công này là một người nghệ sĩ tài năng với những sáng tác âm nhạc độc đáo và sâu sắc mang đậm cá tính riêng.
Đó chính là chị Trần Lê Hồng Liên - người khách mời đầu tiên mà Bốn Chấm Không mong muốn được chia sẻ câu chuyện đến với các bạn. Hãy cùng chúng mình lắng nghe nhé! -
💡 Nói đến "4.0" thì các bạn sẽ nghĩ ngay đến điều gì đầu tiên?
Theo chúng mình, 4.0 không phải chỉ là những cuộc cách mạng đổi mới trong công nghệ, mà còn là những bài học, hành trình và câu chuyện của những con người hiện đang làm việc và tạo nên những giá trị sản phẩm ấy.
Với podcast Bốn Chấm Không, chúng mình hi vọng sẽ truyền cảm hứng đến với nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ và đang mong muốn phát triển, đổi mới và định vị bản thân thành phiên bản 4.0 của chính mình. Từ đó, chúng mình hy vọng sẽ giúp được nhiều bạn trả lời được những băn khoăn về cách chọn ngành nghề cho đến quá trình kiếm việc, phát triển và trau dồi kinh nghiệm, kiến thức.
Như vậy, cuộc cách mạng 4.0 không chỉ là cách mạng công nghệ, mà còn là cách mạng bản thân cho mỗi chúng ta nữa, phải không nào?