Afleveringen
-
Dù cho chúng ta có những công nghệ tạm gọi là “bền vững” như xe chạy điện và điện sản sinh từ gió đi chăng nữa, thì chúng cũng phải đối mặt với những giới hạn vật lý không thể phá vỡ, với chi phí môi trường cực kỳ nghiêm trọng và cụ thể. Có lẽ rất khó để loài người chấp nhận rằng: mọi hành vi tiêu thụ của mình, dù là tiêu thụ truyền thống hay chuyển sang các hành vi tiêu dùng "xanh", cũng đều đang sử dụng những tài nguyên hữu hạn của hành tinh Trái Đất. Một khi chứng ta chưa đánh giá được tác động của các nguyên vật liệu mới phát sinh, hãy hạn chế hết mức có thể và thôi dương dương tự đắc với các "giải pháp" của mình. Dưới đây là bài viết của Chirag Dhara và Vandana Singh. Chirag Dhara là một nhà vật lý khí hậu và là cộng sự nghiên cứu tại Viện Khí tượng Nhiệt đới Ấn Độ. Vandana Singh là giáo sư vật lý tại Đại học Bang Framingham, làm việc về lãnh vực sư phạm khí hậu xuyên ngành. Bài do bạn Minh Nhật chuyển ngữ cho Hành tinh Titanic. Xin mời các bạn lắng nghe.
-
Dường như xu hướng tiêu dùng vô độ của con người đang thay đổi hành tinh của chúng ta và mọi sự sống trên đó, nhưng liệu chúng ta có thể thay đổi hành vi của mình? Chúng ta có thể còn lạ lẫm với khái nhiệm "sinh khối nhân chủng", tuy nhiên chúng ta sẽ hiểu rõ hơn khi nhìn xung quanh mình, chứa đầy những thiết bị, kết cấu nhân tạo và cảm thấy mệt nhoài với nó. Chúng ta điên cuồng lao đầu vào việc kiếm tiền, mua sắm nhiều của cải vật chất hơn, để rồi cảm thấy vô nghĩa từ ngay chính bên trong tâm hồn của mình. Vất vả kiếm tiền, vất vả tiêu thụ, để rồi vất vả bỏ lại tất cả và đi tìm cảm giác bình an từ thiên nhiên, ví dụ như phong trào "bỏ phố về vườn" chẳng hạn. Sẽ chẳng có một trường học nào dạy bạn phải làm ít đi, tiêu thụ ít đi, ngoài việc bảo vệ môi trường, không phá rừng, hoặc không xả rác bừa bãi. Bởi vì hậu quả của điều đó không xảy ra ngay lập tức so với việc phải làm chậm lại nhịp phát triển của nền kinh tế. Nhưng loài người, hay bất kỳ chủng loài sinh vật nào trên Trái Đất, không cần tiền hay của cải để sống. Chúng ta chỉ cần thức ăn, nước uống và một bầu không khí trong lành để hít thở mà thôi. Và thẳng thắn mà nói, thì việc tiếp tục sản xuất và tiêu thụ chỉ dẫn đến nạn ô nhiễm và tàn phá thiên nhiên nhanh hơn, để rồi ngày nhân loại tiến đến bờ vực không còn đường quay lại đã rất gần. Dưới đây là một bài viết có suy nghĩ tương tự của Santhosh Mathew dành cho kênh BBC Future. Ông là giáo sư vật lý và thiên văn học tại Đại học Regis, Greater Boston, và là một tác giả khoa học đã ra mắt hai quyển sách.
-
Zijn er afleveringen die ontbreken?
-
NGUY CƠ VỀ VIỆC NỀN NHIỆT CỰC ĐOAN CÓ THỂ BỊ ĐÁNH GIÁ THẤP VÀ ĐÔI KHI BỊ LOẠI BỎ KHỎI CÁC BÁO CÁO KHÍ HẬU QUAN TRỌNG
Hiện đang có các nghiên cứu mới đã làm rõ thêm những cảnh báo về cái nóng không thể chấp nhận được ở các vùng nhiệt đới, và những hiện tượng cực đoan gần như không thể tưởng tượng được ở các thành phố lớn ở Bắc Bán cầu.
Việc phát thải khí nhà kính cũng như đốn hạ các cánh rừng, đang ngày càng khiến Trái Đất nóng nhanh hơn. Năng lượng từ mặt trời không còn được chuyển hoá thành carbon hữu cơ kịp thời nữa. Các quốc gia ở Châu Phi, Ấn Độ sẽ là những nơi xảy ra nhiều cái chết vì sốc nhiệt hơn trong giai đoạn sau năm 2021. Trong khi thế giới tư bản phát triển, vốn nằm ở các khu vực xa xích đạo, lại chưa hề quan tâm đến việc bảo vệ người dân các quốc gia nhiệt đới đúng cách, nếu điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ. Điều kiện nhiệt độ nóng và có độ ẩm cực cao sẽ không chỉ dẫn đến các ca tử vong đột ngột mà còn làm phát sinh nhiều chủng vi khuẩn mới. Hãy nhớ rằng, gió tầng nào thì gặp mây tầng đó. Và loài người chưa bao giờ trở nên dễ đối mặt với rủi ro như hiện nay, nếu không có các phương án bảo vệ cần thiết cũng như chậm hành động trước thảm hoạ môi trường.
Xin mời các bạn đọc bài viết mới trên website của Hành tinh Titanic để đánh giá đúng hiện trạng và thực tế của nguy cơ về nắng nóng và sóng nhiệt, tại:
https://hanhtinhtitanic.org/nguy-co-ve-viec-nen-nhiet-cuc-doan-co-the-bi-danh-gia-thap-va-doi-khi-bi-loai-bo-khoi-cac-bao-cao-khi-hau-quan-trong/
#hanhtinhtitanic
-
GIỚI KHOA HỌC CẢNH BÁO CÁC ĐIỂM BÙNG PHÁT CỦA KHÍ HẬU CÓ THỂ SỤP ĐỔ DỒN DẬP NHƯ NHỮNG QUÂN CỜ DOMINO
Theo một báo cáo phân tích rủi ro, các phiến băng và dòng hải lưu có nguy cơ chịu ảnh hưởng của những điểm bùng phát khí hậu (điểm tới hạn), có thể tác động lên nhau và làm suy yếu lẫn nhau theo tiến trình tăng nhiệt của trái đất, dẫn đến một hiệu ứng sụp đổ dây chuyền domino có hậu quả khủng khiếp cho nhân loại.
VÀ TIẾN TRÌNH NÀY CÓ THỂ XẢY RA NGAY CẢ KHI NỀN NHIỆT TOÀN CẦU TĂNG DƯỚI 2 ĐỘ C, tức là chỉ nằm trong giới hạn cao nhất được cho phép theo Hiệp định Khí hậu Paris (năm 2016).
Trong khi đó, nên nhớ là hành tinh Trái Đất chắc chắn hướng đến một mức tăng +1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hay nói khác hơn, chúng ta đã ở trong ngưỡng tăng nhiệt này rồi, và đang bị khóa lại với mức tăng 2 độ C.
Xin chào mừng tất cả đến với lửa hỏa ngục theo nghĩa đen!
-
TÁI ĐỊNH CƯ CÔNG BẰNG: VIỆC DI DỜI CÁC CỘNG ĐỒNG VEN BIỂN CẦN THẤU TÌNH ĐẠT LÝ
Di cư và tị nạn do biến đổi khí hậu là một vấn đề lớn lao cần có sự chuẩn bị lâu dài và chu đáo. Đó cũng là một cơ hội vàng để bất cứ quốc gia nào có thể thiết lập lại trật tự xã hội, đô thị và quy hoạch chiến lược phát triển.
Hành tinh Titanic xin mời các bạn đọc về một cuộc phỏng vấn của tạp chí Môi trường 360 của Đại học Yale với chuyên gia nghiên cứu về khía cạnh chính trị của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu và quy hoạch nhằm tăng tính chống chịu tại các nước đang phát triển,
Việt Nam là một trong ba quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do mực nước biển dâng. Việt Nam cũng sẽ chịu tác động khủng khiếp của đột biến khí hậu. Hãy nghĩ về 20-25 triệu người sẽ phải ra đi vì mất Đồng bằng Sông Cửu Long. Hãy nghĩ về các vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng Sông Hồng cũng sẽ mất. Hãy nghĩ về các đợt lũ kinh hoàng tại miền Trung. Chúng ta có thể xây cống hay đập ngăn mặn để tạm thời chống chịu vấn đề này, nhưng chúng ta sẽ làm thế nào khi mọi điều kiện sinh thái bình thường trước đây đều thay đổi và sụp đổ bất ngờ?
Chính vì thế, việc chuẩn bị trước rất quan trọng, nhất là từ khâu quy hoạch kế sinh nhai và nơi cư ngụ, làm sao không phá hủy thêm rừng và thảm thực vật khi một số lượng người rất lớn phải dịch chuyển, làm sao không để xảy ra các vấn đề xấu về mặt đứt gãy cấu trúc xã hội, làm sao vẫn giữ được tạm ổn nền an ninh lương thực, làm sao để các nguồn sống cơ bản như không khí sạch, nước sạch vẫn được bảo vệ, làm sao để trồng thêm rừng để chống lũ, chống sốc nóng và giúp cuộc sống tái định cư sẽ thậm chí trở nên tốt đẹp hơn so với nơi cũ?
Tất cả những câu hỏi đó cần được suy nghĩ và thực thi ngay từ bây giờ. Chúng ta không còn nhiều thời gian đâu.
-
NGUY CƠ TỪ NƯỚC: MỐI HIỂM HOẠ TỪ CÁC CON ĐẬP CŨ TRÊN THẾ GIỚI
Một thời, thế giới bao gồm cả Việt Nam, đã quá vội vã trong việc xây dựng nên các con đập, tận dụng cùng lúc được sức nước để sản sinh ra điện, tích trữ nước tưới tiêu, và sinh hoạt. Những lợi ích đồng thời này đã bao hàm trong chữ “Thuỷ lợi” của Tiếng Việt, bao gồm cả những việc dơ bẩn nhân danh thuỷ điện để đốn hạ những khu rừng vàng, hợp thức hoá việc khai thác gỗ quý hiếm.
Song song với lợi ích nhãn tiền từ 1950-1980 đó, loài người vì lòng tham đã đánh giá quá thấp về hậu quả, bao gồm cả yếu tố biến đổi khí hậu, hay khả năng bảo trì, tháo dỡ các con quái vật này. Chúng ta đã quá ích kỷ gạt đi lợi ích của các vùng hạ lưu và nhắm mắt trước các thách thức của việc thay đổi tự nhiên, dòng chảy vốn đã được hình thành từ hàng nghìn năm nay.
Với số lượng cư dân hạ lưu ngày càng đông đúc, những thảm hoạ kết hợp cả “nhân tai” và “thiên tai” sẽ sớm quét sạch các nỗ lực phát triển kinh tế, đặc biệt là những nước nghèo, đông dân và không nghiêm túc trong việc bảo trì những “cục nợ” này.
-
CHÂU Á LÀ NƠI CÓ 99 TRONG SỐ 100 ĐÔ THỊ DỄ BỊ TỔN THƯƠNG MÔI TRƯỜNG NHẤT THẾ GIỚI
Theo một báo cáo đánh giá về rủi ro bởi các hiểm họa môi trường, trong số 100 thành phố trên toàn cầu dễ bị tổn thương nhất, thì có tất cả 99 thành phố đã nằm ở châu Á, và 80% trong số đó thuộc Ấn Độ hoặc Trung Quốc.
Trong danh sách này, nếu đọc trực tiếp trong tài liệu này, thì ở Việt Nam có đến 6 thành phố được nhắc đến với các mức báo động màu vàng. Đó là Tp.HCM, Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
Hành tinh Titanic chuyển ngữ tin bài về báo cáo trên và mời các bạn đọc tại: https://hanhtinhtitanic.org/chau-a-la-noi-co-99-trong-so-100-do-thi-de-bi-ton-thuong-moi-truong-nhat-the-gioi/
-
Các bạn vốn dĩ đã không lạ gì với chủ trương bá quyền của Trung Quốc trên mọi mặt trận từ chính trị đến kinh tế. Ngay trên môi trường đại dương, nơi ít người quan sát và nhiều hiểm nguy, TQ vẫn không ngại ngần dùng các biện pháp gian xảo khuất tất và lấn át hải phận; quyền khai thác của nước khác. Củng cố cho sự việc này còn bao gồm cả sự khiếp nhược và biếng nhác của các quốc gia khác như Triều Tiên, đã gián tiếp đẩy hàng loạt ngư dân của mình đến cái chết.
Không ai biết được lượng tàu cá mà Trung Quốc đang che giấu; mang trên mình cả 2 mục tiêu là càn quét hải sản và vươn xa quyền lực địa chính trị. Tuy nhiên, có một sự thật đáng sợ và đáng quan tâm hơn cho cả nhân loại, đó là hàng loạt các chính phủ đang tài trợ để tàu đánh cá ra khơi nhiều hơn để đánh bắt cạn kiệt nguồn hải sản biển. Càng hiếm hoi lại càng càn quét, không để cho đại dương nghỉ ngơi và tái hồi phục. Chính sách này sẽ để lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho các thế hệ sau: Sự sống dưới đáy biển mất đi sẽ dẫn đến sự tuyệt diệt của những giống loài trên cạn.
chuyển ngữ từ trang Yale Environment 360
-
Chào mừng đến với kênh Podcast Hành Tinh Titanic