Afleveringen

  • Có lẽ hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác “sợ bị thay thế”.

    Chẳng hạn như:

    Trong gia đình thì sợ bị anh chị em khác dành lấy tình thương của cha mẹ. Trong công việc thì sợ bị sa thải hoặc bị thay thế bởi nhân viên trẻ hơn, người có trình độ cao hơn, sợ bị thay thế bởi công nghệ, bởi AI. Trong các mối quan hệ thì sợ bị lừa dối, bỏ rơi vì người mình yêu gặp được người khác tốt hơn.

    Đâu đó sâu thẳm bên trong chúng ta luôn muốn mình là người đặc biệt, quan trọng, không thể thay thế, ít nhất là với một hoặc với một vài người. Đây là một nhu cầu rất bản năng và bình thường của con người, vì chúng ta muốn được xác nhận sự tồn tại và thấy được giá trị của bản thân.

    Mình nghĩ không ai xuất hiện với mong muốn bị thay thế, nhưng sự thật là cuộc sống này vận hành không xoay xung quanh ai cả, chúng ta có thể giỏi những thứ đang làm. Thì ngoài kia, đầy rẫy những người đang làm tốt, hay thậm chí còn làm tốt hơn chúng ta rất nhiều.

    Mình từng ở trong một khoảng thời gian lo lắng sẽ bị thay thế trong công ty, nhưng thời gian đó lại không kéo dài, vì mình thấy được có thể sự ra đi của mình sẽ để lại một khoảng trống, nhưng chỉ trong giây lát. Và thật ra thì tới bây giờ, mình thật sự muốn sự thay thế của mình diễn ra nhanh hơn, dễ chịu hơn, thông qua việc có thể giúp được những đồng đội thế hệ tiếp theo phát triển, vững vàng, tới lúc đó, việc có hay không có mình thì cũng không phải là vấn đề đối với công ty nữa.

    Tập Podcast này chúng ta hãy cùng bàn và suy tư về câu hỏi: những yếu tố nào khiến một người khó bị thay thế?

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nhiều năm trời phát triển bản thân, mình thường được nghe đi nghe lại khẩu hiệu “phải bước khỏi vùng an toàn, đừng sống một đời an nhàn, thế mới là một cuộc đời đáng sống”.

    Thế nhưng, nói thì dễ hơn làm. Mình từng có lần vượt khỏi vùng an toàn, kết quả là gãy tay phải, hậu quả là sau này khi học làm phim hoạt hình, phải vẽ 24 khung tranh cho 1 giây chuyển động, vì tay run mà nét vẽ cũng không được hoàn thiện, nên mình đã phải nghĩ ngang ở năm thứ 2 đại học.

    Bây giờ, mỗi lần nghe ai đó khuyên hãy bước ra khỏi vùng an toàn, suy nghĩ của mình lại có chút dậy sóng, bởi vì liệu cả người khuyên và người được khuyên, có thực sự tường tỏ được thế nào là vùng an toàn, và làm thế nào để bước ra khỏi vùng an toàn một cách hợp lý, để không bị một hậu quả nào đáng tiếc.

    Tập Podcast này, mình muốn cung cấp thêm một góc nhìn khác về chủ đề này, đó là thay vì nói phải bước ra khỏi vùng an toàn, hãy thay bằng mở rộng vùng an toàn. Đi cùng với tư duy này mình chia sẻ thêm một phương pháp giúp bạn phát triển, mà không yêu cầu bạn phải là một người rất dũng cảm, hay phải quá mạo hiểm bước ra khỏi vùng an toàn. Nó có tên là “quá tải luỹ tiến”.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Zijn er afleveringen die ontbreken?

    Klik hier om de feed te vernieuwen.

  • Không phải ngẫu nhiên mà văn hoá từ Đông sang Tây đều đề cao sự nỗ lực. Trong thế giới có nhiều biến động, niềm tin “mọi nỗ lực đều sẽ được đền đáp xứng đáng” giúp chúng ta vững tâm để tiếp tục phát triển bản thân.

    Nhưng có khi nào niềm tin này cũng trở thành “độc hại”?

    Đôi khi vấn đề của bạn không chỉ ở việc không có sự nỗ lực, hay nỗ lực chưa đủ, mà nỗ lực quá nhiều với tư duy không phù hợp cũng sẽ tạo ra những kết quả không mong muốn, hay thậm chí là dẫn tới việc bạn bị burn-out rồi trở nên chán nản.

    Tập podcast này, mình chia sẻ vài quan sát cá nhân về những hiểu lầm thường gặp về sự nỗ lực, thông qua phân tích vài cách hiểu khác nhau cho câu chuyện quen thuộc Rùa và Thỏ.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Chúng ta thường được nghe, nội lực là khả năng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, tự đứng bằng đôi chân của mình trong giông tố, đặc biệt là nó liên quan mật thiết tới khả năng kháng thương, chống chịu, vừa giúp bản thân nhận ít thương tổn, vừa giúp bản thân hồi phục sau thương tổn.

    Nội lực là sức mạnh bên trong giúp chúng ta đứng dậy khi bị những ngoại lực từ cuộc sống tác động, như quả bóng cao su bị ném xuống nền nhà sẽ tự động bật lên mà không hư hỏng. Hay như trong võ thuật, người ta hay có cụm từ “nội lực thâm hậu” để chỉ những người mạnh mẽ, không dễ để đả thương được họ.

    Nhưng làm thế nào để biết được sự phát triển của nội lực?

    Tập Podcast này là những quan sát của mình về những dấu hiệu thể hiện nội lực của chúng ta đang lớn dần theo thời gian.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có bao giờ bạn thấy hoang mang khi cùng tiếp nhận chung một bài toán, hoặc là một vấn đề trong một dự án với đồng đội, nhưng có người lại nắm bắt và có phương án rất nhanh, trong khi bạn thì vẫn đang còn loay hoay hiểu đề bài?

    Nếu chỉ kết luận là do mình “kém” thì quá chung chung, và thậm chí còn làm hoang mang hơn vì không rõ làm sao để tốt hơn. Với mình, điều tạo ra sự phân cấp về năng lực giữa người với người chủ yếu là do mức độ chất lượng trong suy nghĩ. Tức là có được những tư duy đúng trước khi biết đến những phương pháp đúng cho mọi việc.

    Hãy để mình đưa bạn qua 3 ví dụ từ đơn giản như chơi Lego, tới phức tạp hơn là tự học thiết kế website để làm rõ hơn về một tư đuy “đỉnh” khi tự học, là tư duy Phân tích - Đúc kết.

    Đây là tập thứ 6 và cũng là tập cuối trong series về hành trình tự học.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • “Thời còn đi học, bạn ghi chép tập vở thế nào? Mình thì thuộc kiểu “all in one” - vì làm biếng mang cặp nặng nên chỉ mang 1-2 cuốn tập. Hôm đó có tiết môn nào thì chép cả vào một cuốn, chứ không ghi riêng. Sau này thì mình ghi chú suy nghĩ của bản thân ở gần như tất cả các khía cạnh từ công việc đến cuộc sống lên một chỗ là ứng dụng Notion.

    Có nhiều phương pháp giúp việc ghi chép dễ dàng, trình bày đẹp và nhiều hơn. Mình thì luôn chọn tập trung vào cách tư duy ở mỗi việc hơn là phương pháp để làm việc đó, vì mình tin tư duy là nền tảng, để chúng ta chọn lựa các phương pháp phù hợp với nguồn lực, năng lực của từng người.

    Ở tập podcast số 5 trong series về tự học này, mình sẽ nói về các nhóm tư duy sẽ giúp bạn lưu trữ lại thông tin nhanh, hiệu quả. Đi làm hay đi học đều dùng được.

    Và những mẹo giúp mình ghi nhớ tốt hơn những thông tin cần thiết bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • “Để chuồn chuồn cắn rún là sẽ biết bơi”

    Sau khi mình bị cắn một hai lần mà nhảy xuống nước vẫn không nổi, mấy ông anh trong xóm lại còn bảo là chuồn chuồn phải thật to thì mới có tác dụng. Thế là sau đó mình lại tiếp tục bị cắn, mà tới giờ này vẫn chưa biết bơi.

    Không biết có ai đã từng là nạn nhân của những “sự xạo như thật” kiểu này chưa.

    Dù chỉ là trò đùa dụ khị con nít, nhưng nó là một ví dụ đơn giản và tiêu biểu cho hậu quả của việc tiếp nhận những thông tin sai lệch có thể gây ảnh hưởng lên chúng ta như thế nào.

    Vậy trong quá trình tự học, giữa một đại dương thông tin trên internet, sách báo như hiện nay, làm sao để hạn chế được việc tiếp nhận những thông tin sai lệch như thế?

    Ở tập số 3 trong series về hành trình tự học này, mình sẽ đánh giá cụ thể về các nguồn học mà mình thường tham khảo.

    Đồng thời mình cũng nói đến 5 bước để “hoài nghi” một cách hợp lý khi đọc bất kỳ thông tin mới nào. Nói cách khác là bộ lọc 5 lớp mình dùng để lọc ra những thông tin sai lệch, phục vụ cho việc tìm nguồn học chất lượng.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Mình đoán là ai cũng đang tự học một thứ gì đó, có thể mục đích để phát triển bản thân, phát triển sự nghiệp, hoặc chỉ là để trải nghiệm.

    Việc xác định lý do và mục tiêu cho những điều mình chọn học là một bước quan trọng, bởi vì nó sẽ giúp chúng ta bền bỉ hơn trên hành trình tự học dài đằng đẵng, như nhà văn Haruki Murakami từng viết:

    “Tôi chỉ có một ít lý do để tiếp tục chạy, và vô số lý do để bỏ. Tất cả những gì tôi có thể làm là giữ cho một ít lý do đó được đánh bóng đẹp đẽ.”

    Như đã hứa ở tập tuần trước nói tổng quan về hành trình tự học, tập này mình sẽ bắt đầu đi sâu vào bước đầu tiên, là xác định xem nên học gì và chiến lược phát triển kỹ năng. Ngoài ra mình sẽ chia sẻ về một phương pháp thiết lập mục tiêu để giúp hoàn thành kế hoạch của bản thân gọi là DREAM - mơ nhưng mà rất thực tế, chi tiết.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Khi đã xác định học để có kỹ năng chuyên môn rồi dùng nó kiếm tiền, thì phải học đủ sâu để tạo ra giá trị cho tổ chức, xã hội, rồi từ giá trị đó mới đổi lại thành tiền. Còn khi học để phát triển bản thân, để có thêm những kỹ năng khác hỗ trợ cho kỹ năng chính thì phải học đủ rộng thì mới tạo ra được nhiều tiền hơn.

    Tuy nhiên phải sâu thế nào, rộng bao nhiêu thì mới gọi là đủ để tạo ra giá trị? Và có phải như vậy nghĩa là sẽ phải học rất nhiều thì mới gọi là đủ?

    Với mình thì sự học là một hành trình dài, không nên có đích đến để gọi là đủ. Nhưng dài không có nghĩa là khó và mông lung, mà một hành trình hiệu quả sẽ trải qua 7 bước mình đã đúc kết được từ nhiều chục năm tự học mọi thứ.

    Có được những sự đúc kết này, thì dù thị trường công việc có liên tục thay đổi vì công nghệ, hay vì sự xuất hiện AI cũng không làm mình hoang mang. Bởi lẽ khả năng thích nghi luôn là thứ giúp chúng ta tồn tại trong mọi hoàn cảnh, và khả năng tự học đóng vai trò đảm bảo rằng, chúng ta luôn có khả năng thích ứng, phát triển và đương đầu với những thách thức mới.

    Thông qua tập podcast này, mình sẽ chia sẻ với bạn những đúc kết của mình về hành trình tự học hiệu quả với 7 bước dễ như chơi game vậy.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Trước 18 tuổi, bạn ghét làm điều gì nhất?

    Không chắc bạn có giống mình ghét đi học nhất không, nhưng khá là chắc có rất ít người thích đi học khi còn nhỏ. Bởi vì thời gian đó, chủ yếu là chúng ta học cho cha mẹ, cố gắng học giỏi cũng là để được người lớn yêu thương.

    Thế nên khi lớn lên rồi, việc tự học đòi hỏi phải xuất phát từ những động lực và mục đích lành mạnh hơn.

    Trong tập podcast này mình sẽ nói về 4 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự học và 5 hiểu lầm về việc tự học, để cùng bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì đang ngăn cản chúng ta tự học hiệu quả?

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Ai cũng muốn mình tốt hơn mỗi ngày, nhưng không dễ để chúng ta thấy rõ được sự thay đổi ở bản thân. Đặc biệt là nếu bạn đang tập trung hoàn toàn cho việc phát triển bản thân, thì điều này càng khiến bạn sốt ruột hơn hẳn.

    Mình nghĩ cách chúng ta phát triển đâu đó cũng giống như những cái cây mình đang trồng ở trong nhà. Sẽ không có chuyện tối đi ngủ, sáng đã thấy một chiếc lá to hay bông hoa nở đẹp ở ngay trước mắt, trừ phi bạn có phép thuật.

    Thế nên bạn hãy khoan lo lắng nếu đã lâu rồi không thấy bản thân mình tiến bộ. Sự phát triển sẽ có những dấu hiệu của riêng nó, mà không cần đến các thành tựu để chứng minh. Tập podcast này mình sẽ nói về những dấu hiệu cho bạn thấy là bạn đang âm thầm phát triển, ngay cả khi bạn không cảm thấy như vậy.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Mỗi lần chuyển việc đều sẽ là những giai đoạn khó khăn, nhất là ở những năm đầu mới đi làm, chọn được một công việc phù hợp đã khó, vậy mà lại còn phải đau đầu giữa tiền - kinh nghiệm - và niềm vui trong công việc.

    Tập podcast này dựa trên chiêm nghiệm từ những lần chuyển việc, mình sẽ cùng bạn phân tích nên chọn công việc vì điều gì, qua so sánh những điểm lợi và bất lợi của 3 khía cạnh: tiền - kinh nghiệm - cảm xúc.

    Ngoài ra mình cũng kể lại về một trong những “ngã ba đường” lớn nhất đời mình. Một bên là cơ hội được làm việc ở studio nước ngoài có môi trường thử thách về chuyên môn và mức lương đủ tốt. Bên còn lại là cơ hội được làm chủ, quản lý một công ty riêng, và vẫn được làm việc với những người tin tưởng mình. Vậy cuối cùng mình đã chọn gì?

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nếu mà để tìm ra thứ gì đó công bằng nhất trong cuộc sống này, chắc có lẽ là thời gian. Nó mang một giá trị tuyệt đối với tất cả mọi người là con số 24 giờ đó, nhưng lại có ý nghĩa tương đối với từng người, từng thời điểm và cả hoàn cảnh.

    Kỹ năng quản lý thời gian thường được xem là một trong những kỹ năng quan trọng để phát triển bản thân.

    Tuy vậy, tập Podcast này mình sẽ nói về một quan điểm mà có thể là bạn sẽ cảm thấy hơi khác một chút, đó là thật ra, chúng ta không thể quản lý được thời gian.

    Hãy nghe thử vì sao mình lại nói như vậy nhé.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Sau nhiều năm, mình nhận ra khoảng thời gian cô đơn nhất là khi tâm đố kỵ của mình rất lớn, cũng bởi vì cái tôi được nuôi dưỡng bởi sự khao khát thiếu lành mạnh.

    Thế tại sao mình lại nói người đố kỵ thường rất cô đơn?

    Tập Podcast này mình trải lòng về 1 phiên bản xấu từng có, 2 loại khao khát và 3 loại ghen tị mình nhận ra sau nhiều lần trả giá về cảm xúc, tinh thần và các mối quan hệ.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Tự tin không phải dùng để lấy được sự tôn trọng từ người khác, mà tự tin là để mình có thể tôn trọng chính mình.

    Khi còn trẻ, mình nghĩ người ta dễ có tự tin hơn khi được sinh ra trong gia đình có điều kiện, hoặc có lợi thế ngoại hình, năng khiếu nổi bật. Ngay cả mình, dù nói là đã chọn được thứ mình có thể làm tốt và yêu thích để theo đuổi, nhưng cũng đã có hẳn 10 năm sống trong sự hoài nghi về năng lực của bản thân.

    Và cũng chính nhờ khoảng thời gian đó, mà mình nghiệm ra tuy có được sự tự tin là tốt rồi, nhưng nếu xây dựng nó đúng cách, thì đó mới có thể trở thành sự tự tin bền vững duy trì theo năm tháng.

    Tập Podcast này xin chia sẻ với bạn những chiêm nghiệm của mình về sự tự tin.

    Những Podcast được nhắc trong tập này:

    Nếu thất bại không “vì mình kém cỏi” thì là vì điều gì? - https://youtu.be/vCFXB19rdII 4 Cấp độ kỷ luật và 8 phương pháp đơn giản sử dụng ngay - https://youtu.be/w_NsPTQu5NI

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Có một lần khi đang đi trên đường và nghĩ vẩn vơ về chuyện đời, thì mình nhìn thấy một cây cột điện bị dán chi chít những tờ giấy quảng cáo, tìm việc làm, khoan cắt bê tông,… trên đó. Tự nhiên khoảnh khắc đó mình chợt nhận ra, mình cũng có điểm giống như cây cột điện, là cũng đang bị dán vô số nhãn mác lên người.

    Mình thấy có hai loại dán nhãn:

    Nhãn tự mình dán Nhãn người khác dán cho mình

    Tự dán nhãn thì dễ sinh ra ảo tưởng về bản thân, còn người khác dán thì lại phải gồng mình sống giả tạo. Có thể khởi đầu chúng ta là những cây cột điện đáng thương bị dán dầy những chiếc nhãn của gia đình và xã hội, nhưng hành trình phát triển bản thân sẽ bắt đầu khi chúng ta nghiêm túc ngồi xuống, nhìn lại xem những cái nhãn nào đang cản trở hoặc làm mất đi những cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân.

    Tập Podcast này là câu chuyện của mình về bài học của sự dán nhãn.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Khi bắt đầu chia sẻ những câu chuyện về hành trình phát triển bản thân, mình đã nhận được nhiều tin nhắn đồng cảm từ các bạn và cả những câu chuyện cá nhân mà các bạn đã tin tưởng chia sẻ với mình.

    Những lúc như vậy mình lại nhận thấy mỗi người đều những câu chuyện đặc biệt, nhưng vì một lý do nào đó câu chuyện đó lại thường không được kể ra. Có thể đơn giản vì không muốn. Hoặc vì thấy chuyện của mình không đáng để kể.

    Mình thì nghĩ mọi bài học quan trọng nhất trên đời đều đã được người xưa nói hết, nhưng cách mỗi người học những bài học đó đều đáng để kể lại. Dù thế nào thì sự tồn tại và câu chuyện của bạn cũng có ý nghĩa với một ai đó ngoài kia mà bạn chưa biết.

    Tập podcast này mình kể về kỷ niệm gắn với một người bạn đặc biệt, là sự ra đời cho câu chúc cuối mỗi tập podcast của mình - "Chúc bạn hay vui!".

    Và về một cuốn sách có ý nghĩa lớn với mình - Thư viện nửa đêm, cuốn sách đã giúp mình vượt qua được nổi đau mất người thân, và sự ám ảnh bởi những quyết định sai lầm trong quá khứ.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Không biết với bạn, thất bại nghĩa là gì?

    Với mình thì thất bại là những bỏ lỡ, thua cuộc trong một cuộc tranh đua, là việc không đạt được mong muốn cá nhân, hay thậm chí là việc mình làm người khác thất vọng. Nhìn chung thì đó là khi chúng ta cảm thấy cái tôi bị tổn thương nặng nề, và rồi thường ám ảnh với tiếng nói trong đầu rằng ta là “kẻ kém cỏi”. Nhưng chẳng có thất bại nào giống thất bại nào. Hai từ “kém cỏi” cũng không thể giải thích được lý do cho tất cả những thất bại ta có trong đời.

    Ý tưởng về tập podcast này xuất hiện sau một lần mình ngồi uống rượu và chơi cờ vua cùng với một cậu em. Nó khiến mình nhớ lại một trong những thất bại lớn lúc đầu đời gắn với trò chơi này. Nhân đó mình cũng chiêm nghiệm lại hành trình phát triển bản thân để rút ra vài nguyên nhân thất bại thường gặp, vài tips đối diện với thất bại, hay nói cách khác là hiểu về thất bại để thất bại “tốt” hơn.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Mình rất thích mùa thu, nó là điểm kết thúc của sự xinh đẹp, là sự buông bỏ của những chiếc lá vàng khi đã hoàn thành nhiệm vụ của nó. Và nếu không có sự buông bỏ này, sẽ không có chỗ cho những chiếc lá xanh, những bông hoa mới tạo lên vẻ đẹp của mùa xuân phải không?

    Nên mình nghĩ phát triển bản thân bên cạnh là việc phấn đấu để có nhiều hơn, thì còn phải thêm sự buông bỏ để có ít hơn nữa.

    Vậy năm nay, bạn đã buông bỏ được điều gì?

    Trong tập podcast này mình sẽ kể bạn nghe về hai câu chuyện đã giúp mình rất nhiều trong việc buông bỏ của năm vừa qua. Một trong số đó là từ chuyến đi Mông Cổ hồi tháng 5 của mình.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts

  • Nhìn lại quá trình hơn 10 năm làm việc, mình thấy bản thân đã có những quyết định đúng đắn dù nhiều người lúc đó cho là “dại dột”. Nhưng ở bên kia cũng là một núi những sai lầm mắc phải do sự bồng bột tuổi trẻ, và tâm trạng sốt ruột muốn thấy mình đi thật nhanh trong sự nghiệp.

    Tập podcast này mình muốn chia sẻ về những sai lầm của bản thân, những sai lầm mà có thể bạn cũng đang mắc phải, sắp mắc phải, hay thậm chí còn day dứt bản thân vì chúng. Bản thân mình cũng đã từng nghĩ nhiều về những sai lầm này, nhưng có lẽ bây giờ nếu có thể quay ngược thời gian, mình cũng sẽ không thay đổi những gì đã quyết định.

    Và để bước tiếp, mình đã tự tha thứ cho bản thân về những sai lầm này, đó cũng là lý do vì sao có tập podcast hôm nay. Mong là bạn có thể thấy an ủi được phần nào nếu cũng nhận thấy bản thân của bạn trong những câu chuyện này. Bởi vì, những sai lầm này không hẳn là sai lầm, mà mình xem đó như là sự đánh đổi để phát triển bản thân, để đạt được những điều tốt đẹp khác.

    -----------

    Nơi khác của hoangthoughts:

    ⭐️ Page: https://www.facebook.com/hoangthoughts

    ✍️ Blog: http://hoangthoughts.com/

    🎙️ Youtube: https://www.youtube.com/@hoangthoughts